Trẻ ngủ với ai sẽ thông minh hơn, cha mẹ hay ông bà? Cha mẹ nhất định phải biết điều này kẻo hối hận

( PHUNUTODAY ) - Sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời là vô cùng quan trọng và giấc ngủ ảnh hưởng lớn tương lai của bé. Do đó hãy nhớ điều này nhé.

Trẻ ngủ với ai sẽ thuộc về người đó

Một bà mẹ kể rằng vì vợ chồng phải đi làm ăn xa nên gửi cho con ông bà ngoại. 2 năm sau vợ chồng cô đón con thì đêm nào con cũng đòi ngủ với bà. Dù 2 vợ chồng làm mọi cách, con vẫn luôn tìm kiếm bà khi thức dậy. Con gái cô 3 tuổi và ngày nào làm gì cũng muốn chia sẻ đầu tiên là bà ngoại. Trong hoàn cảnh đó người mẹ chỉ còn biết trách mình không gần gũi với con. 

Có lẽ câu chuyện này tương tự nhiều người khác vì cuộc mưu sinh để con cho ông bà nuôi và kết quả là con xa lạ với cha mẹ. 

Thậm chí kể cả không phải ông bà mà là người giúp việc hay bảo mẫu. Nếu bạn để trẻ cho họ chăm sóc thì có thể một ngày trẻ sẽ gần gũi họ hơn bố mẹ. Đã từng có câu chuyện cha mẹ giật mình khi con sinh ở thủ đô sống cùng cha mẹ nhưng lại nói giọng vùng miền của người giúp việc. Đó là vì cha mẹ đi tối ngày, sáng đi con chưa dậy, tối về con đã ngủ nên trẻ ỏ nhà với giúp việc, học nói từ người giúp việc nên nói luôn giọng địa phương của người giúp việc. 

Sau khi nghe xong, một số chuyên gia nuôi dạy con cái ngay lập tức chỉ ra vấn đề: "Đứa trẻ ngủ với ai thì thuộc về người đó".

Hãy nhớ trước 3 tuổi là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời con để hình thành sự an toàn giữa cha mẹ và con cái.

Suốt 10 tháng thai kỳ khi em bé trong bụng đã quen với nhịp tim và âm thanh của mẹ, sự gắn bó của nó với mẹ rất mạnh mẽ. Sự phát triển của các mối quan hệ gắn bó thường xảy ra trong 3 năm đầu đời của trẻ.

Vì vậy, trước khi trẻ được 3 tuổi, tốt nhất cha mẹ nên ngủ cùng với con mình, điều này có lợi cho sự phát triển của trẻ. Nếu thực sự có yếu tố bất khả kháng, hãy cố gắng chọn ông bà, không nên để trẻ ngủ chung với bảo mẫu.

Trẻ ngủ với ai thì thông minh hơn?

Đôi khi chúng ta chỉ nghĩ rằng trẻ ngủ với ai thuận tiện hơn về sắp xếp gia đình. Nhưng trẻ ngủ với ai sẽ có sự khác về phát triển tâm sinh lý thể chất và trí tuệ. Bởi chất lượng giấc ngủ vô cùng quan trọng với trẻ. Điều đó ảnh hưởng tới sự cao lớn của trẻ và tất nhiên từ đó sẽ ảnh hưởng tới trí thông minh của bé cũng như chiều cao của con. 

Trẻ nhỏ thời gian ngủ là chính. Mỗi em bé có thể ngủ 10-12 tiếng mỗi ngày. Trong khoảng thời gian này, gần 1/6 thời gian trẻ ở trạng thái ngủ mơ màng, chỉ cần một rung động nhỏ nhất cũng có thể đánh thức chúng ngay lập tức.

Vì vậy, nếu trẻ không thể duy trì được giấc ngủ sâu cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ. Chúng ta hãy xem xét từng trường hợp trẻ ngủ với từng người:

Trẻ ngủ với mẹ: Nơi đầu tiên đứa trẻ lớn lên và phát triển chính là bụng mẹ, trong suốt thai kỳ. Những âm thanh mà trẻ yêu thích nhất là nhịp tim của mẹ, mùi hương khiến trẻ yên tâm nhất là hơi thở của mẹ. Do đó khi chào đời ngủ với mẹ cũng sẽ cảm thấy thoải mái dễ chịu nhất. Ngủ với mẹ con cũng thấy an toàn, từ đó ngủ sâu, chất lượng giấc ngủ tốt thì sẽ phát triển trí thông minh tốt hơn trong khi ngủ. Ngoài ra, những trẻ có ý thức an toàn phát triển tốt cũng sẽ được cải thiện và giúp đỡ trong việc tương tác xã hội, học tập và tư duy, trẻ sẽ tự nhiên trở nên thông minh hơn.

Trẻ ngủ với cha: Cha càng gần gũi với con thì càng tốt, bởi điều đó tạo ra tâm lý an toàn đủ đầy cho trẻ. Ngoài mẹ thì cha rất cần cho bé, đó là nhu cầu tâm lý, sự an toàn trong đời sống của bé. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý ở đây là việc trẻ ngủ với cha cũng có yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như ngủ ngáy, ngủ quá say, ngủ đè tay chân lên con cái... Mặc dù việc trẻ ngủ với cha là tốt nhưng hãy cố gắng đừng để cha ngủ một mình với con cái, việc kiểm soát "an toàn giấc ngủ" của trẻ cũng rất quan trọng. Nếu người cha chu đáo chỉn chu chăm sóc con tốt thì việc con ngủ cùng cả cha và mẹ là vô cùng tốt lành để trẻ cảm nhận hạnh phúc gia đình từ nhỏ.

Trẻ ngủ với ông bà: Ông bà là những người yêu cháu, thậm hí yêu cháu hơn yêu con, chiều cháu nâng niu cháu. Nhiều gia đình áp lực công việc kinh tế nên hay để trẻ ngủ với ông bà. Việc hỗ trợ của ông bà vô cùng tốt cho vợ chồng trẻ. Ông bà cũng thường đi ngủ sớm đúng giờ nên hợp với giờ ngủ của trẻ nhỏ hơn cả cha mẹ. Nhưng chính sự chăm sóc tỉ mỉ của người lớn tuổi đối với con cháu mà hầu hết trẻ em được ông bà nuôi dưỡng đều có tính tự lập kém, khả năng tự chăm sóc bản thân yếu. Đặc biệt về sinh lý, người lớn tuổi thường ngủ nông giấc, trẻ con trở mình hoặc khóc sẽ khiến người già mất ngủ. Hệ quả là sức khỏe của người già ở nhà cũng sẽ bị ảnh hưởng do không được nghỉ ngơi vào ban đêm.

Vì vậy, để cả trẻ em và người già đều có giấc ngủ ngon, các bậc cha mẹ trẻ hãy cố gắng tự dỗ con mình ngủ, không nên trông cậy quá nhiều vào sự giúp đỡ của người lớn tuổi.

Bởi thế trong một mô hình hoàn hảo nhất thì ông bà hỗ trợ cha mẹ chăm trẻ nhưng cha mẹ nên gần gũi chăm sóc con nhiều nhất và ngủ với con nhiều nhất. Thời gian trẻ ngủ chiếm 1/3 thời gian trong ngày và là khoảng thời gian rất quan trọng trong giai đoạn thơ ấu của trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ thích ngủ cùng người gần gũi với mình nhất và chịu ảnh hưởng từ họ nhiều hơn.

Khi sinh con hãy chuẩn bị tâm lý chăm sóc con cái tốt nhất. Sự giúp đỡ của ông bà là vô cùng quý báu nhưng không thể xem đó là trách nhiệm của ông bà, hơn nữa càng không thể nghĩ đơn giản trẻ ở với ai cũng được, bố mẹ lo lắng kiếm tiền chăm sóc con là được.

Tác giả: An Nhiên