Thiếu chất dinh dưỡng
Khi thiếu một vài vitamin, cơ thể cũng có thể xuất hiện các vết bầm tím. Các vitamin B12 tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, vitamin K có tác dụng đông máu và vitamin C thúc đẩy hoạt động sản xuất tế bào. Bên cạnh đó, vitamin P tham gia vào quá trình sản xuất collagen, giúp mao mạch đủ dày để chịu được áp lực của dòng máu. Nếu thiếu các vitamin trên, mạch máu sẽ bị yếu và dễ vỡ, gây ra các vết bầm tím.
Khi nhận thấy mình bị thiếu vitamin, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên bổ sung các thực phẩm trà xanh, bí đỏ, tỏi, chuối, trứng, cá, gan, rau diếp cá,… vào bữa ăn hàng ngày. Không nên sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Bệnh tiểu đường
Những người bị bệnh tiểu đường có thể biến đổi màu da thành ngăm đen, thường ở những vùng tại đó da thường xuyên tiếp chạm vùng da khác. Những biến đổi màu này có thể bị nhầm lẫn với vết bầm tím, nhưng nguyên nhân ẩn giấu thực ra là do đề kháng insulin;
Do dùng thuốc
Việc sử dụng một số loại thuốc tác động đến máu có thể là nguyên nhân gây ra các vết bầm tím như thuốc chống trầm cảm, giảm đau, thuốc chứa sắt, thuốc chống hen suyễn. Đặc biệt, một trong những loại thuốc thường gây ra tình trạng này là aspirin.
Do đó, khi đang uống một loại thuốc mà xuất hiện vết bầm tím trên da, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều chỉnh kịp thời, tránh xuất huyết bên trong.
Bệnh về máu
Các nghiên cứu cho thấy bệnh về máu (suy giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu di truyền,…) có thể gây ra vết bầm tím trên da.
Đối với trường hợp này, đi kèm với các vết bầm tím và triệu chứng sưng chân, đau chân, chảy máu chân răng, lộ rõ mao mạch trên cơ thể hoặc chảy máu cam. Nếu nhận thấy các dấu hiệu trên cần đi khám sớm để can thiệp kịp thời.
Ung thư
Bệnh bạch cầu là một dạng ung thư máu và tủy xương, ảnh hưởng đến lưu lượng máu và tủy xương trong cơ thể. Các chuyên gia cho biết, ung thư loại này khiến cơ thể dễ bị chảy máu nướu răng và da dễ bị bầm tím dưới da.
Mất cân bằng nội tiết tố
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vết bầm tím là mất cân bằng nội tiết tố. Nữ giới vào giai đoạn mãn kinh thường bị thiếu hụt estrogen. Đây là nguyên nhân khiến các mạch máu bị suy yếu, tổn thương và xuất huyết. Đồng thời, khi càng lớn tuổi, hệ thống mao mạch sẽ yếu dần, mất dần tính đàn hồi. Trong trường hợp này, các vết bầm tím thường xuất hiện ở chân.
Bệnh xuất huyết dưới da
Tình trạng thuộc về mạch máu (vốn phổ biến hơn ở người già) này gây ra hàng ngàn vết bầm nhỏ li ti, thường trên ống quyển của bạn, nhìn từ xa chúng giống như ớt bột cay. Các vết bầm tím là do máu bị rò rỉ ra ngoài các mao mạch nhỏ.
Cơ thể trẻ phát triển quá mức so với lứa tuổi
Là các hình ảnh vết bầm máu di chuyển song song hoặc ngoằn nghèo giống như rắn bò trên thân mình của các trẻ phát triển cơ thể quá mức, hay gặp các vết này tại vị trí thắt lưng, nách, vai gáy, đùi, và cẳng chân. Các vết này dễ nhầm với hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da do ký sinh trùng.
Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo rằng các mao mạch của bạn vẫn mạnh mẽ và linh hoạt là phải đảm bảo bạn có một nguồn các vitamin P tuyệt vời trong chế độ ăn uống. Những nguồn thực phẩm tuyệt vời có các sinh tố P gồm những quả mọng sẫm màu, rau có màu lá xanh đậm, tỏi và hành tây. Những nguồn thực phẩm tuyệt vời có các sinh tố P gồm những quả mọng sẫm màu, rau có màu lá xanh đậm, tỏi và hành tây. Nếu tình trạng thường xuyên hoặc có kèm theo những dấu hiệu bất thường thì cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và tư vấn cụ thể.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Bác sĩ giải thích lý do cháo gà để tủ lạnh lại gây ngộ độc: Nhiều người vẫn không tin 2 bé qua đời
-
Nên làm gì trước, trong và sau khi tiêm vaccine Covid-19?
-
Uống cà phê “chuẩn khung giờ vàng” giúp bạn giảm cân nhanh, ai cũng phải trần trồ khen ngợi
-
Lợi ích kì diệu của măng tây - “Hoàng đế” dinh dưỡng của các loại rau
-
Vừa nằm vừa nghịch điện thoại, người phụ nữ bị đau cổ dữ dội, đi khám thì lặng người vì kết luận của BS