Trong đời sống Việt Nam, cây khế là loại cây quen thuộc phổ biến. Cây khế biểu trưng cho người thật thà hiền lành, tử tế. Bởi thế cây khế tuy là cây dân dã nhưng lại có ý nghĩa biểu trưng quan trọng. Trong phong thủy, cây khế mang lại sự sung túc tài lộc. Những chùm hoa khế, quả khế lúc lỉu mang lại cảm giác no đủ, giàu sang.
Cây khế cũng biểu thị cho gia đình sum họp đông vui, phúc lộc tề tựu. Cây khế cũng là cây ít sâu bệnh, ít rụng lá nên trồng làm cảnh thì vừa đẹp vừa dễ chăm, ít phải dọn dẹp.
Cây khế trong góc nhìn phong thủy được cho là thích hợp nhất với người mệnh Thổ và Hỏa. Những người này trồng khế trong nhà sẽ nhận được nhiều may mắn, tốt lành.
Lưu ý phải nhớ khi trồng khế để tránh đại kỵ phong thủy
Cây khế là cây cảnh nhưng bản thân chúng là dạng cây thân gỗ to. Trồng khế xuống sân vườn thì chúng có thể phát triển thành cây to lớn, rán rộng. Vì thế khi trồng cây khế trước cửa nhà thì cần lưu ý chọn vị trí tránh chắn lối đi lại, chắn tình trạng cây phát triển tốt chắn sáng, chắn gió, cản lối thần tài vào nhà. Trong trường hợp khế tốt cành um tùm có thể chặt bớt để cây gọn lại.
Cây khế trồng ở sau nhà thì cần lưu ý tránh trồng cây sát tường nhà để rễ không ăn sâu ảnh hưởng tới sự vưng chãi của tường.
Cành khế là dạng cành giòn. Vì thế trồng cây khế to phải cẩn trọng khi leo trèo để bứt quả. Đặc biệt nếu gia đình có trẻ nhỏ cần nhắc trẻ lưu ý tránh tai nạn ngã khi trèo cây.
Cây khế thuộc loại cây cảnh ít sâu bệnh nên hầu như không cần phun thuốc. Tuy nhiên bạn có thể học kinh nghiệm của người xưa là hàng năm quét vôi quanh gốc cây. Vôi giúp phòng ngừa bệnh trên cây, giúp cây ra hoa phát triển quả tốt hơn.
Trồng cây khế nên trồng nơi có ánh sáng nhưng cũng không cần quá sáng. Cây không chịu được bóng râm nhưng cũng không thích nắng gắt. Do đó cây khế có thể trồng trong chậu cho ban công, nhà phố ít nắng. Tuy nhiên không nên trồng cây khế trong nhà mà nên đặt chúng ở thềm nhà, ban công, sân vườn.
Trồng cây khế chua hay khế ngọt thì tốt hơn?
Khế có giống khế chua và khế ngọt. Khế chua thì lá nhỏ mỏng, quả cũng nhỏ, múi khế mỏng trong khi khế ngọt thì lá to dày, quả cũng to dày hơn. Cây khế vừa là cây cảnh vừa có thể dùng làm thức ăn, lại có thể làm thuốc. Việc chọn trồng khế chua hay ngọt tùy theo sở thích của bạn không ảnh hưởng tới phong thủy. Cây khế chua thường sai quả và quả nhỏ xinh xắn hơn, nhung khế ngọt thì quả to hơn.
Cây khế có thể trồng dáng bonsai hoặc dáng chậu thông thường đều được. Nếu bạn thích những chiếc lá mỏng, quả lúc lỉu nhỏ nhắn xinh xắn hơn thì có thể chọn giống khế chua. Còn khi bạn thích sự dày dặn trông vững chắc thì nên chọn cây khế ngọt.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
4 vị trí tuyệt đối không đặt bàn thờ, nhiều nhà phạm đại kỵ phong thủy mà không biết
-
Mua gạo theo cân hay theo bao sẽ tốt hơn? Hai loại này có sự khác biệt lớn nhưng không phải ai cũng biết
-
Trộn bột giặt với thứ "vừa lạ vừa quen" trong bếp: Công dụng "vàng 10" nhà nào cũng dùng đến
-
Cổ nhân nhìn tướng: "Người đủ 3 cao thì số mệnh phú quý, giàu có hạnh phúc", xem bạn có không?
-
Điện thoại có 4 dấu hiệu này chứng tỏ đang bị theo dõi: Cẩn thận kẻo gặp nguy