Giấy phép lái xe (GPLX) là gì?
Giấy phép lái xe hay còn gọi tắt bằng tên thường gọi là bằng lái xe do cơ quan nhà nước, hoặc một cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho người dân khi tham gia sử dụng các phương tiện giao thông có phân khối lớn. Có các loại giấy phép lái xe như: Xe máy, xe mô tô, xe ô tô, xe tải, xe tải hạng nặng, xe ben, xe bus, xe khách...
Trong đó các loại GPLX hạng xe khác nhau thì có thời gian hạn sử dụng khác nhau. Và có những trường hợp này nhất định phải đi đổi lại giấy phép lái xe nếu không sẽ bị xử phạt nặng.
Quy định về thời hạn trên giấy phép lái xe như thế nào?
Người điều khiển phương tiên giao thông cần nắm được quy định về thời hạn giấy phép lái xe mà mình có, đồng thời dựa vào đó để xem giấy phép lái xe của mình còn thời hạn hay không để tránh bị xử phạt do giấy phép lái xe quá hạn. Hiện nay, theo quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT thì giấy phép lái xe có thời hạn như sau:
- Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn hay còn gọi là vô thời hạn
- Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
- Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
- Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Như vậy, với những người thuộc có GPLX thuộc hạng B1 nhưng nữ trên 55, còn nam trên 60 tuổi người có GPLX hang A4, B2, nếu cấp vào trước tháng 10/2013 thì năm nay cần đi đổi lại vì hết 10 năm và người có GPLX hang C, D, FB2, FD, FE được cấp trước tháng 10/2018 thì nay cũng cần đi đổi lại vì hết thời hạn 5 năm. Những trường hợp kể trên nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt nặng.
Mức phạt khi sử dụng GPLX hết hạn
Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019, người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô có GPLX nhưng đã hết hạn sử dụng dưới sáu tháng sẽ bị phạt tiền 400.000-600.000 đồng.
Trong trường hợp GPLX ô tô hết hạn sử dụng từ sáu tháng trở lên thì mức phạt sẽ là 4-6 triệu đồng.
Tuy nhiên, mới đây Nghị định 123/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2022 đã tăng mức phạt lên cao so với quy định cũ.
Cụ thể, khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021 quy định phạt tiền 5-7 triệu đồng đối với người sử dụng GPLX hết hạn dưới ba tháng.
Phạt tiền 10-12 triệu đồng đối với người sử dụng GPLX hết hạn từ ba tháng trở lên.
Như vậy có thể thấy hiện nay, theo quy định mới, đối với trường hợp người nào có GPLX ô tô hết hạn không đi đổi sẽ bị xử phạt rất nặng so với trước. Mức phạt có thể lên tới 12 triệu đồng. Bạn Tiến nên nhanh chóng đến Sở GTVT nơi bạn cư trú hoặc đang làm việc để làm thủ tục đổi GPLX.
Tác giả: Min Min
-
Tô phở đắt nhất Việt Nam giá gần 4 triệu đồng/bát có gì bên trong?
-
Từ 1/12/2023: Chuyển khoản trên 500 triệu đồng bắt buộc phải khai báo
-
Đề xuất năm 2024: 5 trường hợp không được làm sổ đỏ, cố tình gửi hồ sơ đi cũng bị trả về
-
Ngành ngôn ngữ có tỉ lệ việc làm lên tới 100%, ra trường không lo thất nghiệp, mức lương 8 con số
-
Từ năm 2023: Người dân không đáp ứng điều kiện này sẽ không được đăng ký xe, ai cũng cần nắm chắc