Đấu
Người xưa dạy: Hòa giả vô cừu, thứ giả vô oán, nhẫn giả vô nhục, nhân giả vô địch. Ý nói những người hòa ái thì không có người hận, người khoan dung thì sẽ không có người oán, người nhẫn thì sẽ không bị nhục, người nhân từ thì không có kẻ địch.
Giữa người với người nếu có thể lấy thiện làm gốc thì chắc chắn là không gây thù chuốc oán với ai, có thể khoan dung đãi người ắt cũng chẳng vì đó mà khiến đối phương phải buông lời ai oán. Hiểu được giá trị của sự nhẫn nại thì ắt cũng chẳng thể vì đó mà gặp vũ nhục, làm người nhân từ lại càng không có chuyện chuốc lấy kẻ thù người hận.
Giữa người với người nếu như lấy đấu tranh làm gốc thì bất kể bản thân thắng hay bại cũng đều bị tổn thương, suy cho cùng cũng đều là kẻ bại. Khi một người không thể bao dung được người khác tức là tâm thái hẹp hòi, trong việc đối nhân xử thế cũng dễ đắc tội với người khác, bị người oán hận, suy cho cùng cũng là tự mình chuốc lấy kẻ đối đầu.
Con người trong xã hội hiện đại bị chữ đấu này làm cho hại rất nhiều. Chúng ta có thể gặp chữ đấu ở khắp mọi nơi, trong gia đình, trong nhà trường, ngoài xã hội, nơi làm việc. Những người ham đấu thường khó giữ được tâm thái điềm tĩnh, biểu hiện là tâm hiếu thắng quá mạnh, mong sớm lập công trục lợi, không từ thủ đoạn cạnh tranh.
Chỉ có người buông bỏ được tâm tranh đấu, không tính toán hơn thua được mất, mới có thể sống hòa ái với mọi người, mới có thể lương thiện. Từ đó con đường tương lai của người ấy mới ngày càng rộng mở và tươi sáng, nếu có gặp họa cũng sẽ có thể hóa giải, chuyển họa thành phúc.
Ngạo
Người có thể tiếp nhận sự khuyên giải, góp ý từ người khác thì đó mới chính là bậc chính nhân quân tử, từ đó có thể giúp bản thân mình có thêm nhiều góc nhìn đối nhân xử thế, làm việc cũng được thông minh sáng suốt hơn.
Còn người tự cho mình là đúng, kiêu ngạo độc tôn, chỉ làm theo ý mình thì có thể nói kiểu người này chưa đánh đã bại.
Con người nếu kiêu ngạo thì chẳng còn chú ý đến sự tồn tại của người khác, cũng chẳng còn nhìn rõ vạn sự vạn vật, nhất cử nhất động đều lấy bản thân mình làm trung tâm. Kiểu ngạo sẽ đánh mất đi chuẩn mực làm người và sự minh xét khi làm việc.
Làm người chỉ khi nào có thể bỏ đi tính cách kiêu ngạo mới có thể quay về bản ngã tiên thiên vốn có từ ban đầu, mới có thể quay về trạng thái tốt nhất để làm người. Trong đối nhân xử thế hay trong làm việc, một người nếu có thể ngay từ đầu đã thận trọng, khiêm nhường thì trời kính, đất nhường, người người coi trọng, sự sự cũng nhờ vậy mà được hanh thông.
Tham
Người chết vì tiền, chim chết vì mồi. Những ai chỉ cần bị chữ tham khống chế nội tâm là xem như hủy hoại cả một đời người. Một người khi bị lòng tham khống chế có thể từ một người thông minh trở nên ngu xuẩn. Cho dù một người vốn thiện lương nhưng khi có tâm tham lam thì sẽ sinh ra sự tà ác, không điều gì là không dám làm.
Bởi thế nên, không quản được một người có được vận mệnh tốt ra sao, có được cuộc sống giàu sang cỡ nào cũng phải biết tu tâm thâm lam của chính mình.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Tổ tiên căn dặn: Gia đình muốn sống hòa thuận thì có ''4 không nợ, 5 không làm''
-
Vào cửa thấy 3 điều gia đình tiền mất tất mạng: Đó là 3 điều gì?
-
Cổ nhân dạy chẳng sai : Sống ở đời có 6 thứ càng tham càng dễ gặp chuyện xui xẻo, khó lường
-
Tổ tiên chỉ dạy: "Giường không rời bảy, quan tài không rời tám, bàn không rời chín", ý nghĩa thực sự là gì?
-
Người xưa nói: Trai nằm sấp, gái thở dài có ý nghĩa gì?