Vì sao bồn rửa mặt thường thiết kế một lỗ tròn nhỏ? Chỉ là ngẫu nhiên hay dụng ý của nhà sản xuất?

( PHUNUTODAY ) - Nếu chú ý quan sát, bạn sẽ thấy các bồn rửa mặt thường có một lỗ nhỏ. Vậy ý do của thiết kế đặc biệt này là gì?

Mặc dù ngày nào cũng sử dụng bồn rửa mặt nhưng không phải ai cũng để ý đến các chi tiết nhỏ của món đồ này. Nếu chú ý quan sát, bạn sẽ thấy hiện nay có rất nhiều mẫu bồn rửa mặt với thiết kế cầu kỳ, vừa giúp phục vụ quá trình vệ sinh cá nhân của gia chủ, vừa giúp trang trí phòng vệ sinh và tăng độ "sang chảnh" cho không gian.

Thế nhưng dù là bồn vệ sinh rẻ hay đắt tiền thì chúng đều có điểm chung là một lỗ nhỏ được thiết kế gần vòi rửa. Lỗ nhỏ này được nối với đường ống nước phía dưới nhưng lý do "xuất hiện" của chúng là gì?

Dù là bồn vệ sinh rẻ hay đắt tiền thì chúng đều có điểm chung là một lỗ nhỏ được thiết kế gần vòi rửa.

Ở bồn rửa mặt, các lỗ nhỏ thường ở độ cao khoảng 1/3 thành bồn phía trên. Theo nhiều người, việc bồn rửa mặt thường có một lỗ nhỏ và nằm ở ví trí này chính là sự tính toán thông minh khi thiết kế.

Cụ thể, khi lắp đặt bồn rửa mặt, người ta sẽ nối liền lỗ nhỏ này với đường ống nước phía dưới để nếu không may quên tắt vòi nước trong quá trình sử dụng, mực nước dâng đến 2/3 bồn sẽ chảy theo đường ống xuống. Nhờ vậy mà phòng tắm nhà bạn không gặp tình trạng tràn nước xuống sàn và bị ngập hay ướt.

Tuy nhiên, chiếc lỗ nhỏ này cũng nằm ở vị trí khá bất tiện và khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong quá trình vệ sinh. Vì thế, chúng thường là nơi "cư trú" của nhiều loại bi khuẩn và có hiện tượng bốc mùi, ẩm mốc... nếu không khô thoáng. Để bồn rửa mặt cũng như phòng vệ sinh lúc nào cũng sạch sẽ, bạn nên chú ý vệ sinh cẩn thận cả lỗ nhỏ này.

Để bồn rửa mặt cũng như phòng vệ sinh lúc nào cũng sạch sẽ, bạn nên chú ý vệ sinh cẩn thận cả lỗ nhỏ này.

Cách vệ sinh lỗ nhỏ ở bồn rửa mặt

Vì lỗ này khá nhỏ nên bạn có thể sử dụng một chiếc bàn chải đánh răng cũ để vệ sinh. Sau khi nhúng vào các chất tẩy rửa chuyên dụng, nước rửa bát hoặc nước lau sàn... bạn sẽ dùng bàn chải chà sạch các vết bẩn bám trong lỗ nhỏ này.

Ngoài ra, bạn còn có thể trộn baking soda với giấm ăn rồi bỏ vào phần miệng lỗ nhỏ trên bồn rửa mặt. Chờ khoảng 10 phút thì rửa lại bằng nước sạch là được.

Với bồn rửa mặt, ngoài việc thường xuyên dọn dẹp, lau chà với các chất tẩy rửa chuyên dụng thì bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như:

Baking soda và giấm: Sau khi rắc bột baking soda xung quanh bồn rửa mặt, bạn có thể xịt thêm giấm ăn vào bồn rửa rồi chờ trong khoảng 30 phút. Tiếp theo, dùng dụng cụ cọ sạch các vết bẩn cứng đầu trên thành bồn và xả lại bằng nước sạch. 

Bạn có thể sử dụng baking soda để làm sạch bồn rửa mặt cũng như lỗ nhỏ trên bồn.

Giấm: Nếu muốn làm sạch vết ố vàng bám trên bồn rửa mặt, bạn có thể đổ trực tiếp giấm vào bồn và chờ khoảng 30 phút. Tiếp đó, sử dụng một chiếc bàn chải cũ hoặc một miếng bọt biển sạch để chà kỹ rồi rửa lại với nước. Đây là một cách làm đơn giản, nguyên liệu dễ tìm mua và giúp bồn rửa lúc nào cũng sạch sẽ, sáng bóng.

Chanh: Giống như giấm, chanh là một nguyên liệu có giá rẻ, dễ tìm mua và thao tác đơn giản để làm sạch bồn rửa mặt. Đầu tiên, bạn có thể cắt quả chanh làm đôi, sau đó mang chà xung qunh thành bột hoặc lấy nước cốt chanh và xịt trực tiếp vào các vết vàng ố. Chờ khoảng 10 đến 15 phút thì xả lại với nước sạch để có một chiếc bồn rửa "sạch như mới".

Tác giả: Minh Thu