Vì sao không được ăn đầu lươn, đuôi ốc?
Ốc và lươn là hai loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết vì sao người xưa thường khuyên không nên ăn đầu lươn, đuôi ốc.
Một số người cho rằng, đầu lươn chứa nhiều độc tố. Loại sinh vật này sống trong bùn lầy nên có chứa nhiều ký sinh trùng. Tuy nhiên, quan niệm đầu lươn có độc là không hoàn toàn chính xác. Việc nấu chín lươn trước khi ăn là một trong những biện pháp hiệu quả giúp tiêu diệt các loại ký sinh trùng này.
Lý do lớn nhất mà chúng ta không nên ăn đầu lươn là vì phần này không có thịt lại chứa rất ít chất dinh dưỡng.
Về phần đuôi ốc, mặc dù không có độc nhưng bạn cũng không nên ăn phần này. Nguyên nhân là do đuôi ốc có chứa trứng và chất thải. Nhiều người sẽ cảm thấy phần trứng ốc, ruột ốc có hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, chúng có thể chứa vi khuẩn, tạp chất nếu không được nấu chín kỹ. Khi đó, ăn đuôi ốc có thể dẫn đến một số vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, ở những con ốc vào mùa sinh sản, phần đuôi có chứa nhiều con ốc nhỏ, rất khó ăn. Việc bỏ đuôi ốc sẽ giúp bạn thưởng thức món ăn ngon hơn, thoải mái hơn.
Đầu lươn, đuôi ốc không có độc nhưng chúng ta không nên ăn phần này vì chúng không có nhiều dinh dưỡng, hương vị cũng không quá hấp dẫn.
Cách làm sạch ốc
Trước khi ăn ốc, bạn cần ngâm ốc trong nước để ốc nhả hết phần đất cát.
Bạn có thể ngâm ốc với nước vo gạo từ 1-2 tiếng cho ốc nhả bùn đất rồi rửa lại ốc với nước sạch.
Ngoài ra, một mẹo giúp ốc nhả bùn đất nhanh, hiệu quả là sử dụng đồ kim loại. Khi ngâm ốc, bạn có thể bỏ thêm vài cái thìa, con dao hoặc cái kéo vào chậu nước để ngâm cùng ốc. Ngâm ốc trong khoảng 2-3 tiếng là được.
Để đẩy nhanh quá trình nhả đất của ốc, bạn nên cho thêm vài quả ớt (càng cay càng tốt) cắt nhỏ vào chậu nước. Ớt cay sẽ khiến ốc há miệng nhả đất nhanh hơn.
Nếu chế biến thịt ốc sống, để loại bỏ phần nhớt và khử mùi tanh, bạn hãy bóp thịt ốc với giấm hoặc muối hạt rồi rửa lại bằng nước sạch.
Cách làm sạch lươn
Lươn có đặc điểm là bên ngoài có nhiều nhớt. Vì vậy, trước khi chế biến, bạn cần phải làm sạch phần nhớt này.
Để loại bỏ nhớt của lươn, bạn có thể ngâm lươn trong chậu nước nóng (không dùng nước sôi). Lương gặp nước nóng sẽ vùng vẫy, quẫy đạp. Quá trình này giúp loại bỏ một phần nhớt của lươn. Khi lươn đã bớt nhớt, bạn có thể tiến hành mổ bụng và làm sạch luôn. Dùng nước muối để rửa sạch lươn một lần nữa giúp loại bỏ hoàn toàn phần nhớt và khử mùi tanh.
Ngoài ra, tuốt lươn bằng nước cốt chanh hoặc nước vo gạo cũng giúp loại bỏ hết nhớt của lươn.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Mẹo luộc ngan, luộc vịt không hôi, thịt mềm ngọt
-
Đem cá ngâm trong thứ nước này 10 phút, vừa khử mùi tanh vừa giúp cá chắc thịt
-
Tại sao thịt luộc bị thâm xỉn, trông kém ngon?
-
Chần sườn heo bằng nước sôi là chưa đủ, làm thêm 1 bước để sườn không hôi, sạch tạp chất
-
Mẹo luộc tai heo trắng giòn sần sật, nhất định phải có 1 nguyên liệu đặc biệt