Vì sao trên thớt luôn có một lỗ tròn nhỏ?
Nhà nào cũng có ít nhất một cái thớt. Dụng cụ này cũng có nhiều phiên bản với các thiết kế, hình dáng và chất liệu khác nhau. Có những chiếc thớt được chạm trổ hay chế tác bằng các chất liệu quý nên có giá thành rất cao. Nhìn chung, chúng có một công dụng duy nhất là làm mặt đế để cắt, thái đồ ăn. Thớt phổ biến đến vậy nên rất nhiều người sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi biết bao lâu này mình vẫn chưa sử dụng đúng cách.
Bạn có thể nhận ra rằng phần lớn những chiếc thớt đều có một lỗ khá lớn gần ngoài rìa. Thông thường, phần lớn mọi người đều nghĩ rằng chiếc lỗ dùng để treo lên giá hay tường hoặc dùng để cầm nắm dễ dàng. Thế nhưng, trên thực tế cấu tạo đặc biệt này ra đời lại phục vụ cho một mục đích hoàn toàn khác.
Khi băm, thái thực phẩm thành những mẩu nhỏ, như thái hạt lựu chẳng hạn, các bà nội trợ thường dễ gặp phiền toái trong việc dồn chúng vào bát hay đĩa, vì các mẩu nhỏ rất dễ rơi ra ngoài, khiến bạn phải nhặt và rửa lại, vừa mất thời gian vừa kém vệ sinh. Vi khuẩn rất dễ xâm nhập thức ăn qua tay bạn và mặt bàn bếp.
Điều này sẽ được khắc phục nếu bạn dồn thực phẩm vừa cắt thái xuống đĩa qua lỗ khuyết ở mặt thớt. Tất cả sẽ rơi gọn qua đó.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng lỗ nhỏ này để gạt những mẩu vụn, vỏ và các mảnh thừa khi sơ chế rau củ xuống phía thùng rác bên dưới.
Vậy bao lâu nên thay thớt một lần? Sự thật là bạn nên thay dụng cụ nhà bếp này thường xuyên, các chuyên gia khuyên nên đổi thớt khoảng 3 lần mỗi năm, tùy vào mức độ thường xuyên sử dụng của bạn.
Nếu thớt của bạn trông cũ, trầy xước, có các khe nứt lồi lõm, bạn cần phải thay thế nó, để không biến gia đình mình thành nạn nhân của hàng tỷ vi khuẩn ẩn náu trong đó.
Dùng thớt đúng cách
Phân loại thớt khi chế biến: Sử dụng thớt riêng cho thịt sống và rau, thực phẩm ăn liền. Hãy đảm bảo rằng bạn không bị lẫn lộn các thớt với nhau. Để phân biệt, bạn có thể đánh dấu hoặc mua những chiếc thớt có màu sắc, hình dáng, kích cỡ khác nhau.
Khử trùng thớt: Nếu chỉ rửa bằng nước, thớt sẽ không thực sự sạch và hợp vệ sinh được. Hãy khử trùng bằng nước sôi hoặc nước muối, rửa lại bằng nước sạch và lau khô bằng khăn giấy (không phải khăn mềm).
Không dùng khăn để lau: Bạn nghĩ mình đang làm sạch thớt bằng cách dùng khăn lau những mẩu thức ăn trên đó? Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khăn lau bếp thường là thứ bẩn nhất trong nhà bạn. Nếu bạn cần lau thớt để chuẩn bị làm thịt hoặc rau sống thì đừng sử dụng khăn vải. Vi khuẩn từ thực phẩm sẽ làm bẩn vải và sau đó lây lan xung quanh bếp khi bạn lau bề mặt các vật dụng tiếp theo.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Tại sao người bán hàng rong sợ nhất khách hàng đặt điện thoại di động của họ lên bàn cân?
-
Chuối mua về 2 ngày đã đen: Làm thế này để cả tháng vẫn tươi nguyên, không đen không nhũn
-
Luộc gà đừng cho mỗi muối và nước lã: Cách này luộc gà giòn da, thịt thơm ngon, săn chắc không nhạt vị
-
Vì sao trên ghế nhựa luôn có 1 lỗ tròn nhỏ: Hầu hết ai cũng "bất ngờ' với công dụng thần kì của nó
-
Người bán chỉ cách đơn giản phân biệt tôm nuôi và tôm tự nhiên, không lo mua nhầm