Suốt chiều dài lịch sử phong kiến Việt Nam có rất nhiều vị vua, trong đó vua Trần Nhân Tông (1258 - 1308) được xem một trong những vị vua tài giỏi và anh minh nhất. Có một sự kiện đặc biệt về ông trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai (1285) được "Đại Việt sử ký toàn thư" ghi chép lại. Khi đó, quân Trần đánh bại địch, lấy được thủ cấp của tướng giặc là nguyên soái Toa Đô ở Tây Kết. Chứng kiến cảnh này, vua Trần Nhân Tông nói rằng "người làm tôi phải nên như thế này" rồi cởi áo hoàng bào của mình đắp lên thủ cấp của Toa Đô, sai quân lính đem đi liệm chôn.
Nhận xét về hành động này, nhà sử học thời Lê sơ Ngô Sĩ Liên ca ngợi: "Thực là câu nói của bậc đế vương. Nói rõ đại nghĩa để người bề tôi muôn đời biết rằng trung với vua, chết vì phận sự là vinh, tuy chết mà bất hủ, mối quan hệ lớn lắm vậy. Huống chi lại cởi áo ngự, sai người liệm chôn nữa. Làm vậy có thể khích lệ sĩ khí để trừ giặc mạnh là phải lắm".
Có thể thấy, nhắc đến vua Trần Nhân Tông thì một từ thông minh là chưa đủ. Vị vua này hiểu thấu mọi luân thường đạo lý và biết cách truyền đạt, nhắc nhở khiến ai nấy đều tâm phục khẩu phục. Có lẽ chính vì cái tâm đẹp, luôn hướng về cái thiện mà vua có duyên với đạo Phật. Tương truyền vua sinh ra đã có thân thể sáng óng như vàng, sau khi nhường ngôi lại cho con là vua Trần Anh Tông thì xuất gia đi tu, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, có công lớn sáng lập lên thiên phái Trúc Lâm Yên Tử, cũng là vị tổ đầu tiên của thiền phái này. Lập chùa, cất tinh xá xong, vua còn đích thân đi truyền giảng tư tưởng riêng của Phật giáo Việt Nam. Tư tưởng đó thể hiện rõ trong bài thơ Cư Trần Lạc Đạo do chính ngài sáng tác:
"…Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền…"
Vua Trần Nhân Tông không chỉ có đóng góp to lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông mà còn được xem là nhà thơ, nhà văn hóa tiêu biểu của Đại Việt thời trung đại. Năm 1308, ngài viên tịch tại đỉnh Ngọa Vân, núi Yên Tử, hậu thế yêu mến, kính trọng đã suy tôn vua là Phật Hoàng Trần Nhân Tông - vua Phật Việt Nam.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Qua Rằm tháng Giêng: 4 tuổi có số đại gia, phúc phần tự đến, tiền của tăng tiến vù vù
-
Trong triều đại nhà Thanh, tại sao không có ai đồng ý cưới cung nữ? Lý do quá thực tế
-
Từ 22/2 đến 29/2, 3 tuổi giàu có sung túc, ngồi không cũng có lộc
-
Từ Rằm tháng Giêng trở đi: 4 tuổi hốt vàng hốt bạc, làm ăn gặp thời tiền nhiều như nước
-
5 năm tới, 3 con giáp có cung tài lộc rộng mở, hứa hẹn của cải dồi dào