Vụ 8 người ch.ết khi chạy thận: Thông tin mới nhất đầy bất ngờ

( PHUNUTODAY ) - Máy chạy thận trong sự cố làm tám người t.ử v.ong khi chạy thận tại Bệnh viện (BV) đa khoa tỉnh Hòa Bình chưa kiểm định sau bảo dưỡng đã được đưa vào sử dụng.

Tình tiết mới này được Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình - ông Trần Quang Khánh cung cấp trong buổi họp báo chiều 8-6.

 Máy chạy thận trong sự cố làm tám người tử vong khi chạy thận tại Bệnh viện (BV) đa khoa tỉnh Hòa Bình chưa kiểm định sau bảo dưỡng đã được đưa vào sử dụng.

Tờ Pháp luật Online đưa tin, ông Trần Quang Khánh cho biết theo quy trình kỹ thuật Bộ Y tế ban hành, hệ thống tuần hoàn ngoài trước khi đưa vào lọc máu cho bệnh nhân phải được kiểm định các thông số kỹ thuật. Đây là quy trình nghiêm ngặt cho mọi cuộc bảo trì, sửa chữa máy móc.

Tuy nhiên, trong sự việc khiến tám người tử vong khi chạy thận tại BV đa khoa tỉnh Hòa Bình, hồ sơ tài liệu cũng như các báo cáo của cá nhân liên quan cho thấy vào ngày Chủ nhật (28-5), Công ty Thiên Sơn, nhà cung cấp hệ thống lọc máu, chạy thận nhân tạo cho BV đa khoa tỉnh Hòa Bình, đã tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa máy lọc nước tinh khiết RO, một bộ phận quan trọng của hệ thống thiết bị.

“Giám đốc BV ký kết hợp đồng bảo trì (với Thiên Sơn - PV). Sau khi bảo trì chưa test nước đầu ra, chưa đưa nguồn nước đi kiểm định thì đã sử dụng cho bệnh nhân” - ông Khánh cho biết thêm.

Bà Bùi Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, cho rằng trong thảm họa y khoa này, rõ ràng quy trình có vấn đề. Mọi khi BV tự kiểm tra hệ thống máy định kỳ ba tháng/lần nhưng vừa qua do hệ thống gặp trục trặc nên phía Công ty Thiên Sơn đến bảo dưỡng, sửa chữa.

Cũng theo bà Hằng, hệ thống lọc máu, chạy thận nhân tạo cần sử dụng rất nhiều nước tinh thiết. Nay xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì phải đối chiếu lại hợp đồng cũng như các nguyên tắc cơ bản của quy trình vận hành thiết bị y tế để xác định trách nhiệm.

“Trước khi vận hành, sử dụng máy cho bệnh nhân, cần phải có đầy đủ biên bản bàn giao, các phiếu kiểm nghiệm theo đúng quy định của Bộ Y tế. Nếu có đủ rồi mà vẫn xảy ra sự cố thì nguyên nhân là khâu bảo dưỡng, bảo trì. Còn chưa đủ mà vẫn vận hành thì cán bộ y tế sai…” - bà Hằng nói.

Để phục vụ cho công tác điều tra, Sở Y tế và BV đa khoa tỉnh Hòa Bình đã quyết định tạm đình chỉ công tác với ba người là ông Trương Quý Dương - Giám đốc BV, ông Trần Văn Sơn - nhân viên phòng vật tư, được phân công giám sát việc bảo dưỡng, bảo trì máy lọc nước tính khiết RO ngày 28-5 và bà Đỗ Thị Điệp - điều dưỡng viên làm nhiệm vụ chuyên môn tại đơn nguyên thận nhân tạo ngày xảy ra sự cố.

 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm hỏi bệnh nhân trong sự cố chạy thận.

Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng đang làm việc với Công ty Thiên Sơn để thu thập tài liệu liên quan đến việc cung cấp thiết bị cũng như việc bảo trì, sửa chữa hệ thống tuần hoàn ngoài phục vụ chạy thận nhân tạo tại BV đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Đến thời điểm này, hội đồng chuyên môn của Sở Y tế tỉnh Hòa Bình chưa thể kết luận chính xác nguyên nhân dẫn tới sự cố khiến tám người chết. Tuy nhiên, trong cuộc họp sáng 8-6, hội đồng “nghĩ nhiều đến sự bất thường của nguồn nước RO sử dụng trong quá trình chạy thận nhân tạo”.

Sáng hôm qua (8/6), tại Bệnh viện Bạch Mai diễn ra buổi họp báo chia sẻ thông tin về 10 bệnh nhân trong sự cố y khoa tại Hòa Bình và tiễn 10 bệnh nhân của vụ tai biến ra viện.

10 nạn nhân của vụ việc sau một thời gian chữa trị đã được ra viện khi được hỏi đều cảm thấy vui mừng và cảm ơn các cán bộ y, bác sỹ của Bệnh viện Bạch Mai đã hết lòng, tận tâm cứu chữa.

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết: Vụ việc là một đại thảm họa lớn của ngành Y tế, do vậy cũng gửi lời chia sẻ sâu sắc nhất với nạn nhân của vụ tai biến.

Tác giả: Vân Tiên