Trung Quốc đã ‘sẵn sàng giao chiến’?

Tồn tại thỏa thuận miệng bí mật giữa Tập Cận Bình và Obama, Senkaku/Điếu Ngư là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, không ai muốn gây chiến với Trung Quốc vì Biển Đông kể cả Mỹ...là tin tức thời sự chính ngày 12/6.
Một tờ báo của Nga đã đăng bài viết 'Trung Quốc đã sẵn sàng giao chiến' đánh giá quân đội Trung Quốc trang bị vũ khí hiện đại, thường xuyên tổ chức tập trận mang tính tấn công. Bài viết trên Military Industry Messenger (MIM) được báo Tin tức Tham khảo (Trung Quốc) đăng lại nhận định nếu Trung Quốc và Mỹ xảy ra xung đột quân sự, cuộc xung đột này sẽ xảy ra trên biển và trên không. Báo chí Mỹ và phương Tây cũng quan tâm nhất đến sự phát triển của lực lượng lục quân, hải quân, không quân của quân đội Trung Quốc (PLA) về cả số lượng lẫn mặt chất lượng.

Một tờ báo của Nga đã đăng bài viết "Trung Quốc đã sẵn sàng giao chiến" đánh giá quân đội Trung Quốc trang bị vũ khí hiện đại, thường xuyên tổ chức tập trận mang tính tấn công. Bài viết trên Military Industry Messenger (MIM) được báo Tin tức Tham khảo (Trung Quốc) đăng lại nhận định nếu Trung Quốc và Mỹ xảy ra xung đột quân sự, cuộc xung đột này sẽ xảy ra trên biển và trên không. Báo chí Mỹ và phương Tây cũng quan tâm nhất đến sự phát triển của lực lượng lục quân, hải quân, không quân của quân đội Trung Quốc (PLA) về cả số lượng lẫn mặt chất lượng.

Bài viết chỉ ra rằng, mặc dù thập kỷ 1980, PLA giảm mạnh số lượng quân nhân, nhưng PLA vẫn là lực lược quân đội đông quân nhất toàn cầu, đồng thời chất lượng cũng đã tăng lên đáng kể. Để đối phó với các cuộc chiến tranh trên quy mô lớn, Trung Quốc đã xây dựng lực lượng quân đội xe tăng lớn nhất thế giới. Hiện tại quân đội Trung Quốc đã có ít nhất 4.000 xe tăng chủ lực hiện đại type 96 và type 99, và loại xe tăng cũ sẽ được thay mới theo mô hình 1 thay 1.

Bài viết chỉ ra rằng, mặc dù thập kỷ 1980, PLA giảm mạnh số lượng quân nhân, nhưng PLA vẫn là lực lược quân đội đông quân nhất toàn cầu, đồng thời chất lượng cũng đã tăng lên đáng kể. Để đối phó với các cuộc chiến tranh trên quy mô lớn, Trung Quốc đã xây dựng lực lượng quân đội xe tăng lớn nhất thế giới. Hiện tại quân đội Trung Quốc đã có ít nhất 4.000 xe tăng chủ lực hiện đại type 96 và type 99, và loại xe tăng cũ sẽ được thay mới theo mô hình 1 thay 1.

MIM chỉ ra rằng lực lượng pháo binh Trung Quốc phát triển rất mạnh. Ví dụ pháo tự hành 155mm kiểu PLZ-05 đang được trang bị cho quân đội (ít nhất đã có 250 khẩu pháo được trang bị). Hệ thống pháo phản lực bắn lọat có uy lực lớn nhất, tầm bắn xa nhất trên thế giới chính là tên lửa WS-2 của Trung Quốc. Ngoài ra, mỗi hệ thống bắn của WS-2 đều được trang bị một máy bay trinh sát không người lái, có thể nâng cao độ chính xác khi bắn.

MIM chỉ ra rằng lực lượng pháo binh Trung Quốc phát triển rất mạnh. Ví dụ pháo tự hành 155mm kiểu PLZ-05 đang được trang bị cho quân đội (ít nhất đã có 250 khẩu pháo được trang bị). Hệ thống pháo phản lực bắn lọat có uy lực lớn nhất, tầm bắn xa nhất trên thế giới chính là tên lửa WS-2 của Trung Quốc. Ngoài ra, mỗi hệ thống bắn của WS-2 đều được trang bị một máy bay trinh sát không người lái, có thể nâng cao độ chính xác khi bắn.

Ngoài ra, việc Trung Quốc liên tục tập trận quy mô lớn cũng được đánh giá là góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng quân đội và nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu. Gần đây, PLA tổ chức các cuộc diễn tập hợp đồng tác chiến nhiều đại quân khu trên phạm vi chiến dịch kéo dài hàng ngàn cây số. Ngoài ra, MIM cũng cho biết, Trung Quốc sẽ không thể bị các quốc gia khác tấn công vì đối với các nước, hành động này đồng nghĩa với tự sát. Chính vì thế, triển khai các cuộc tập trận chiến lược trên quy mô lớn không phải là để phòng ngự mà là hành động mang tính tấn công.

Ngoài ra, việc Trung Quốc liên tục tập trận quy mô lớn cũng được đánh giá là góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng quân đội và nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu. Gần đây, PLA tổ chức các cuộc diễn tập hợp đồng tác chiến nhiều đại quân khu trên phạm vi chiến dịch kéo dài hàng ngàn cây số. Ngoài ra, MIM cũng cho biết, Trung Quốc sẽ không thể bị các quốc gia khác tấn công vì đối với các nước, hành động này đồng nghĩa với tự sát. Chính vì thế, triển khai các cuộc tập trận chiến lược trên quy mô lớn không phải là để phòng ngự mà là hành động mang tính tấn công.

Ngày 11/6, Hà Nho Long, Tham tán kiêm người phát ngôn đại sứ quán Trung Quốc tại London vương quốc Anh đã gửi một bài viết đăng trên tạp chí Financial Times với tiêu đề 'Đàm phán song phương là con đường phía trước cho Biển Đông' với những lý luận hết sức phi lý, phi pháp, lố bịch và bóp méo sự thật một cách nghiêm trọng.

Ngày 11/6, Hà Nho Long, Tham tán kiêm người phát ngôn đại sứ quán Trung Quốc tại London vương quốc Anh đã gửi một bài viết đăng trên tạp chí Financial Times với tiêu đề "Đàm phán song phương là con đường phía trước cho Biển Đông" với những lý luận hết sức phi lý, phi pháp, lố bịch và bóp méo sự thật một cách nghiêm trọng.

Bài viết của Hà Nho Long nhằm bác bỏ quan điểm bài viết 'Liều lĩnh hay gan dạ, Philippines đã đúng khi thách thức (tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông từ) Trung Quốc' của tác giả David Pilling đăng trên Financial Times ngày 29/5 lên tiếng ủng hộ vụ Philippines kiện đường lưỡi bò phi pháp cũng như các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Long cho rằng ý kiến của David Pilling là 'không thể chấp nhận' vì Trung Quốc cho rằng tranh chấp Biển Đông là do 'các quốc gia ven Biển Đông chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc tuyên bố 'chủ quyền' và đặt tên là Nam Sa) và yêu sách chồng lấn một số vùng ở Biển Đông'?!

Bài viết của Hà Nho Long nhằm bác bỏ quan điểm bài viết "Liều lĩnh hay gan dạ, Philippines đã đúng khi thách thức (tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông từ) Trung Quốc" của tác giả David Pilling đăng trên Financial Times ngày 29/5 lên tiếng ủng hộ vụ Philippines kiện đường lưỡi bò phi pháp cũng như các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Long cho rằng ý kiến của David Pilling là "không thể chấp nhận" vì Trung Quốc cho rằng tranh chấp Biển Đông là do "các quốc gia ven Biển Đông chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc tuyên bố "chủ quyền" và đặt tên là Nam Sa) và yêu sách chồng lấn một số vùng ở Biển Đông"?!

Ông Long nói rằng trong lúc chờ một giải pháp cuối cùng, tất cả các bên liên quan nên kiềm chế không thực hiện bất kỳ hành động nào mở rộng và làm phức tạp thêm tranh chấp - một điều khoản cam kết trong DOC Trung Quốc đã ký với ASEAN mà chính Trung Quốc thường xuyên tự phá vỡ, vi phạm. Ví dụ để đổ tội cho các bên liên quan được tác giả bài báo sử dụng là việc Philippines đã 'dám kiện' (đường lưỡi bò phi pháp và các hành động gây hấn của) Trung Quốc ở Biển Đông ra trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Ông Long nói rằng trong lúc chờ một giải pháp cuối cùng, tất cả các bên liên quan nên kiềm chế không thực hiện bất kỳ hành động nào mở rộng và làm phức tạp thêm tranh chấp - một điều khoản cam kết trong DOC Trung Quốc đã ký với ASEAN mà chính Trung Quốc thường xuyên tự phá vỡ, vi phạm. Ví dụ để đổ tội cho các bên liên quan được tác giả bài báo sử dụng là việc Philippines đã "dám kiện" (đường lưỡi bò phi pháp và các hành động gây hấn của) Trung Quốc ở Biển Đông ra trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Trong khi đó, theo báo 'Tin tức Thế giới' ngày 11/6, thành quả quan trọng nhất, then chốt nhất và nổi bật nhất trong chuyến thăm Mỹ lần này của ông Tập Cận Bình chính là việc cùng với Tổng thống Mỹ Obama tách ra khỏi đoàn tùy tùng, chỉ mang theo phiên dịch cá nhân kể cả khi gặp gỡ lẫn lúc tản bộ. Vì thế, đồn đoán về khả năng hai nhà lãnh đạo đạt được thỏa thuận miệng bí mật đã xuất hiện và nếu có thì nó được thực hiện vào lúc họ tách khỏi đoàn tùy tùng đi cùng nhau.

Trong khi đó, theo báo "Tin tức Thế giới" ngày 11/6, thành quả quan trọng nhất, then chốt nhất và nổi bật nhất trong chuyến thăm Mỹ lần này của ông Tập Cận Bình chính là việc cùng với Tổng thống Mỹ Obama tách ra khỏi đoàn tùy tùng, chỉ mang theo phiên dịch cá nhân kể cả khi gặp gỡ lẫn lúc tản bộ. Vì thế, đồn đoán về khả năng hai nhà lãnh đạo đạt được thỏa thuận miệng bí mật đã xuất hiện và nếu có thì nó được thực hiện vào lúc họ tách khỏi đoàn tùy tùng đi cùng nhau.

Xem xét lịch sử, báo 'Tin tức Thế giới' thấy rằng ngoại giao của Trung Quốc đối với Mỹ có truyền thống đạt được nhận thức chung về các vấn đề quan trọng thông qua gặp gỡ trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo tối cao Trung-Mỹ. Nhận thức chung này không nhất định phải hình thành văn bản, cũng không trở thành hiệp định chính thức và càng không tiết lộ ra bên ngoài, mà chỉ là thỏa thuận miệng bí mật.

Xem xét lịch sử, báo "Tin tức Thế giới" thấy rằng ngoại giao của Trung Quốc đối với Mỹ có truyền thống đạt được nhận thức chung về các vấn đề quan trọng thông qua gặp gỡ trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo tối cao Trung-Mỹ. Nhận thức chung này không nhất định phải hình thành văn bản, cũng không trở thành hiệp định chính thức và càng không tiết lộ ra bên ngoài, mà chỉ là thỏa thuận miệng bí mật.

Trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines có xu hướng kêu gọi và trông chờ vào sự giúp đỡ của Mỹ. Tuy nhiên, ông Benito Lim - một giáo sư chuyên nghiên cứu về chính phủ, chính sách đối ngoại và kinh tế chính trị ở trường Đại học Ateneo de Manila vừa lên tiếng kêu gọi Manila hãy từ bỏ suy nghĩ dựa dẫm này vì Washington sẽ chẳng đời nào hi sinh mối quan hệ thương mại trị giá hàng tỷ USD với Bắc Kinh vì đồng minh bé nhỏ châu Á.

Trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines có xu hướng kêu gọi và trông chờ vào sự giúp đỡ của Mỹ. Tuy nhiên, ông Benito Lim - một giáo sư chuyên nghiên cứu về chính phủ, chính sách đối ngoại và kinh tế chính trị ở trường Đại học Ateneo de Manila vừa lên tiếng kêu gọi Manila hãy từ bỏ suy nghĩ dựa dẫm này vì Washington sẽ chẳng đời nào hi sinh mối quan hệ thương mại trị giá hàng tỷ USD với Bắc Kinh vì đồng minh bé nhỏ châu Á.

Trong một diễn biến khác có liên quan, hãng tin Kyodo hôm 11/6, Chủ tịch Trung Quốc đã nói với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc gặp mới đây ở California rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Theo giới quan sát, phát biểu của ông Tập tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với ông Obama gợi ý Bắc Kinh muốn Washington gây sức ép buộc Tokyo nhượng bộ để hạ nhiệt căng thẳng về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Trong một diễn biến khác có liên quan, hãng tin Kyodo hôm 11/6, Chủ tịch Trung Quốc đã nói với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc gặp mới đây ở California rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Theo giới quan sát, phát biểu của ông Tập tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với ông Obama gợi ý Bắc Kinh muốn Washington gây sức ép buộc Tokyo nhượng bộ để hạ nhiệt căng thẳng về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Bắc Kinh sử dụng cụm từ “lợi ích cốt lõi” khi đề cập đến những vùng lãnh thổ mà họ kiên quyết sẽ bảo vệ hoặc thu hồi về sau, chẳng hạn như Đài Loan, Tây Tạng và khu tự trị Tân Cương. Điều này gợi ý Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì lập trường cứng rắn với Nhật ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hiện chưa rõ phản ứng của Mỹ trước việc Trung Quốc xem Senkaku/Điếu Ngư là lợi ích cốt lõi, theo Kyodo.

Bắc Kinh sử dụng cụm từ “lợi ích cốt lõi” khi đề cập đến những vùng lãnh thổ mà họ kiên quyết sẽ bảo vệ hoặc thu hồi về sau, chẳng hạn như Đài Loan, Tây Tạng và khu tự trị Tân Cương. Điều này gợi ý Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì lập trường cứng rắn với Nhật ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hiện chưa rõ phản ứng của Mỹ trước việc Trung Quốc xem Senkaku/Điếu Ngư là lợi ích cốt lõi, theo Kyodo.

Báo Kyodo News mới đây đưa tin, Thủ tướng Shinzo Abe nói rằng Nhật Bản cần phải nghiên cứu khả năng phát triển năng lực quân sự tấn công để tấn công các căn cứ của đối phương, đây là một trong các trọng tâm của chương trình quốc phòng dài hạn mà chính phủ ông sẽ xây dựng vào cuối năm nay. Ông Abe đã nhận xét như vậy khi trả lời các đề xuất về tăng cường khả năng quân sự của đất nước, do các nhà lập pháp đảng Dân chủ Tự do của ông.

Báo Kyodo News mới đây đưa tin, Thủ tướng Shinzo Abe nói rằng Nhật Bản cần phải nghiên cứu khả năng phát triển năng lực quân sự tấn công để tấn công các căn cứ của đối phương, đây là một trong các trọng tâm của chương trình quốc phòng dài hạn mà chính phủ ông sẽ xây dựng vào cuối năm nay. Ông Abe đã nhận xét như vậy khi trả lời các đề xuất về tăng cường khả năng quân sự của đất nước, do các nhà lập pháp đảng Dân chủ Tự do của ông.

Khi dẫn lại thông tin này, truyền thông Trung Quốc đã nhận xét ông Abe là một chính trị gia hiếu chiến nổi tiếng, khi trở lại nắm quyền cuối tháng 12/2012, ông đã mong muốn sửa đổi hiến pháp từ bỏ chiến tranh hiện nay để phát triển SDF  trở thành một quân đội quốc gia đầy đủ.

Khi dẫn lại thông tin này, truyền thông Trung Quốc đã nhận xét ông Abe là một chính trị gia hiếu chiến nổi tiếng, khi trở lại nắm quyền cuối tháng 12/2012, ông đã mong muốn sửa đổi hiến pháp từ bỏ chiến tranh hiện nay để phát triển SDF trở thành một quân đội quốc gia đầy đủ.

Cuộc đàm phán cấp cao liên chính phủ giữa hai miền Triều Tiên dự kiến diễn ra trong hai ngày 12-13/6 đã bị hủy bỏ do hai bên bất đồng về thành phần tham dự, đặc biệt là cấp trưởng đoàn. Cuộc đối thoại cấp cao đầu tiên trong vòng 6 năm qua giữa hai miền Triều Tiên không diễn ra như kế hoạch, làm lu mờ hi vọng chấm dứt tình trạng căng thẳng kéo dài trên bán đảo Triều Tiên thời gian gần đây.

Cuộc đàm phán cấp cao liên chính phủ giữa hai miền Triều Tiên dự kiến diễn ra trong hai ngày 12-13/6 đã bị hủy bỏ do hai bên bất đồng về thành phần tham dự, đặc biệt là cấp trưởng đoàn. Cuộc đối thoại cấp cao đầu tiên trong vòng 6 năm qua giữa hai miền Triều Tiên không diễn ra như kế hoạch, làm lu mờ hi vọng chấm dứt tình trạng căng thẳng kéo dài trên bán đảo Triều Tiên thời gian gần đây.

 Chiều ngày 11/6, Triều Tiên và Hàn Quốc đã trao đổi danh sách đoàn đại biểu tham dự hội nghị. Hàn Quốc cử Thứ trưởng Bộ Thống nhất Kim Nam-sik làm trưởng đoàn, trong khi Triều Tiên cử Trưởng ban Thư ký Ủy ban Thống nhất Hòa bình quốc gia làm trưởng đoàn. Ngay lập tức, Triều Tiên đã phản đối về cấp bậc của trưởng đoàn phía Hàn Quốc. Trước khi đơn phương thông báo hủy hội đàm, Triều Tiên cảnh báo rằng sẽ không cử phái đoàn sang Hàn Quốc nếu cấp trưởng đoàn của Hàn Quốc không phải hàm Bộ trưởng.

Chiều ngày 11/6, Triều Tiên và Hàn Quốc đã trao đổi danh sách đoàn đại biểu tham dự hội nghị. Hàn Quốc cử Thứ trưởng Bộ Thống nhất Kim Nam-sik làm trưởng đoàn, trong khi Triều Tiên cử Trưởng ban Thư ký Ủy ban Thống nhất Hòa bình quốc gia làm trưởng đoàn. Ngay lập tức, Triều Tiên đã phản đối về cấp bậc của trưởng đoàn phía Hàn Quốc. Trước khi đơn phương thông báo hủy hội đàm, Triều Tiên cảnh báo rằng sẽ không cử phái đoàn sang Hàn Quốc nếu cấp trưởng đoàn của Hàn Quốc không phải hàm Bộ trưởng.

Ngay sau khi nhận thông báo của phía Triều Tiên, chính phủ Hàn Quốc lấy làm tiếc về việc các cuộc đối thoại quan trọng này bị hủy bỏ. Người phát ngôn Bộ thống Nhất Hàn Quốc cho rằng, Triều Tiên đang có những bước đi không phù hợp với  tiêu chuẩn của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, Hàn Quốc khẳng định: cánh cửa đối thoại vẫn để mở và  sẽ tiếp tục hối thúc Triều Tiên tham gia vào các cuộc đàm phán.

Ngay sau khi nhận thông báo của phía Triều Tiên, chính phủ Hàn Quốc lấy làm tiếc về việc các cuộc đối thoại quan trọng này bị hủy bỏ. Người phát ngôn Bộ thống Nhất Hàn Quốc cho rằng, Triều Tiên đang có những bước đi không phù hợp với tiêu chuẩn của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, Hàn Quốc khẳng định: cánh cửa đối thoại vẫn để mở và sẽ tiếp tục hối thúc Triều Tiên tham gia vào các cuộc đàm phán.

Sau khi không đạt được tiếng nói chung trong việc tổ chức cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nước, CHDCND Triều Tiên ngày 12/6 đã từ chối trả lời điện thoại của Hàn Quốc, được cho là gọi bằng đường dây nóng mà hai bên vừa nối lại. “Chúng tôi gọi vào lúc 9 giờ sáng (giờ Hàn Quốc), nhưng phía Triều Tiên đã không bắt máy”, AFP dẫn lời Bộ Thống nhất Hàn Quốc thông báo. (Tổng hợp từ TPO, TNO, Petro Time, GDVN, TTXVN)

Sau khi không đạt được tiếng nói chung trong việc tổ chức cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nước, CHDCND Triều Tiên ngày 12/6 đã từ chối trả lời điện thoại của Hàn Quốc, được cho là gọi bằng đường dây nóng mà hai bên vừa nối lại. “Chúng tôi gọi vào lúc 9 giờ sáng (giờ Hàn Quốc), nhưng phía Triều Tiên đã không bắt máy”, AFP dẫn lời Bộ Thống nhất Hàn Quốc thông báo. (Tổng hợp từ TPO, TNO, Petro Time, GDVN, TTXVN)