40 giây cứu con khỏi "lưỡi hái tử thần" khi bị hóc dị vật

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Hóc, nghẹn là tình huống có thể xảy ra với bất kì đứa trẻ nào. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lúng túng không biết cách xử lý tình huống nguy hiểm này.

Những thao tác sơ cứu đơn giản nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết. Hãy xem clip dưới đây để biết thêm một kỹ năng để sử dụng trong những tình huống khẩn cấp nhăm cứu sống con khi cần thiết.

Hóc, nghẹn là tình huống có thể xảy ra với bất kì đứa trẻ nào. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lúng túng không biết xử lý tình huống nguy hiểm này khiến trẻ hóc sâu dẫn đến ngạt thở, thậm chí sẽ tử vong. 

Clip được xây dựng theo cảnh hoạt hình dễ thương với nhân vật là cô công chứa đồ chơi nhỏ, một nắp bút, một em bé thạch và hạt đậu phộng. Trong 40 giây ngắn, bạn có thể tìm hiểu làm thế nào để cứu một em bé bị hóc nghẹn vì dị vật.

Đầu tiên, hãy đặt bé nằm úp trên đùi mình. Một tay giữ bé, một tay vỗ mạnh vào lưng bé từ 1-5 cái. Điều này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực bé tăng lên, giúp đẩy dị vật trong cổ họng bé ra ngoài. Nếu cách trên không hiệu quả thì hãy cho trẻ nằm ngửa ra, dùng 2 ngón tay đè và ấn 5 lần lên vị trí nằm giữa xương ức của trẻ, ấn sâu 1,3 đến 2,5 cm cho đến khi vật bị hóc nghẹn bật ra ngoài.

Trong trường hợp nặng hơn, cha mẹ mau chóng gọi cấp cứu và đưa trẻ đến trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất. 

mẹ
Trong trường hợp con bị hóc nặng, cha mẹ mau chóng gọi cấp cứu và đưa trẻ đến trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất. 

Một số trường hợp hóc vật khiến cha mẹ tái mặt như: Chị  Minh Ngọc ở Hà Nội  bàng hoàng kể lại, bé Đào Gia Nghị  2,5 tuổi nhặt được chiếc ốc vít cho vào miệng. Khi phát hiện ra  mẹ cháu đã nhanh chóng cho vào bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Kết quả chụp phim X-quang cho thấy chiếc ốc vít xoắn dài khoảng 2.5 cm đang nằm trong bụng cháu bé. Rất may đã lấy được chiếc ốc vít  ra ngoài  theo đường tiêu hóa.

Một trường hợp khác là cháu Lê Hữu Kiên, 12 tháng tuổi (Hà Tĩnh). Ngày 7/3/ 2015, cháu cầm sợi dây cài áo bằng sắt để chơi và vô tình nuốt vào bụng. Gia đình đưa con đi cấp cứu tại bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nuốt đau, họng rớm máu. Các bác sĩ đã nội soi, kéo dị vật từ dạ dày lên thực quản, mới gắp được dị vật ra. 

Hay một bé trai 2 tuổi, ở Vĩnh Phúc, nhập viện ngày 11/3/2015. Trẻ vô tình nuốt phải một vật trang trí hình con dê bằng kim loại trong khi cầm đồ vật này nghịch chơi. Dị vật có các móc sắc nhọn ghim chặt vào cổ họng, gây đau đớn cho bé. Dị vật ở ngay hạ họng nên đã được gắp ra nhanh chóng, song niêm mạc sàn họng bị chảy máu.

Đau lòng nhất là trường hợp bé Nguyễn Trần Tường Vy. Ngày 4/8 là sinh nhật 3 tuổi của bé Vy, tối cùng ngày sau khi ăn cơm xong, ba bé là anh N.Q.A (27 tuổi) lấy chôm chôm lột cho con ăn, do bất cẩn không lấy hạt ở bên trong ra. Bé Vy ăn bị hóc, khóc thét lên đau đớn rồi tím tái, người nhà đã cố gắng móc hạt chôm chôm nhưng càng móc thì bé càng ngạt thở. 

Phòng tránh sặc sữa, cháo, hóc dị vật 

Khi cho bé bú: Bế bé đúng tư thế, đầu cao hơn thân. Trong suốt quá trình cho ăn, cha mẹ cần quan sát con thật kỹ, động tác mút sữa và nuốt xuống một cách nhịp nhàng. Khuyến khích con nuốt xong thức ăn lại bú tiếp, hạn chế bé bú liên tiếp rất dễ bị sặc. 

Sau khi bú xong, cha mẹ hoặc người trông trẻ cần bế bé lên vai, giúp bé ợ hơi, vỗ lưng nhẹ tránh gây sặc sau khi ăn.

Nếu bé bú bình, cha mẹ nên lưu ý kiểm tra núm vú sao cho lỗ thông núm ti không nên quá rộng khiến sữa chảy xuống dồn dập bé không nuốt kịp. Không nên cho bé bú khi đang nằm, khóc, chơi, ho…

Khi bé ăn dặm, ăn cháo: không nên ép bé ăn nhiều, không cho bé ăn khi đang chơi đùa, nói chuyện, chạy nhảy. 

me
Không nên ép bé ăn nhiều, không cho bé ăn khi đang chơi đùa, nói chuyện, chạy nhảy. 

Người lớn cần bình tĩnh trước tình huống này, nhiều cha mẹ khi phát hiện ra trẻ tự ý cho hạt hay đồ chơi vào miệng, cha mẹ hét lên hốt hoảng, cố gắng móc họng bé, điều này làm con sợ hãi và khiến dị vật chui vào càng sâu hơn. 

Trong mọi trường hợp, lời khuyên tốt nhất đó là các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ cần thiết phải để mắt tới trẻ trong lúc, mọi nơi. Bậc phụ huynh nên thiết kế cho bé một môi trường sống an toàn để chạy nhảy, chơi đùa. Tránh tuyệt đối những vật nhỏ, nguy hiểm trong tầm với của trẻ. 

Tai nạn hóc sặc có thể xảy ra ở mọi tuổi nhưng thường ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến dưới 3 tuổi. Ở độ tuổi này, bé thường sẽ rất tò mò, những thứ tưởng như vô hại với người lớn lại vô cùng nguy hiểm với trẻ nhỏ (hạt nhãn, hạt điều, kim may, đinh gim, hạt dẻ, hạt dưa, bỏng ngô, kẹo cứng,…) – chúng đều có thể trở thành thủ phạm gây tổn thương bé. 

Các phản xạ đóng mở thanh quản để bảo vệ đường thở khi ăn uống và khi hít thở chưa thuần thục như người lớn nên trẻ con càng dễ bị hóc sặc. 

Cha mẹ và người trông trẻ cần lưu ý khi chế biến đồ ăn cho bé đặc biệt với những thực phẩm có xương sống.

6 dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn về việc bé tập ăn dặm
6 dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn về việc bé tập ăn dặm
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Dựa vào tháng tuổi của bé để xác định thời điểm bé có thể sẵn sàng ăn dặm chưa hẳn đã hợp lý.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn