3 loại ánh sáng quen thuộc gây nguy cơ mù mắt cho trẻ

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Các vị phụ huynh hãy thận trọng với những nguồn sáng nguy hiểm dưới đây để mắt bé không bị ảnh hưởng nhé.

Ánh sáng “xanh”

Đây là loại ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính, bóng đèn LED tiết kiệm năng lượng, đèn huỳnh quang,...

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí trường Đại học Y Havard, loại ánh sáng này tuy rất hiệu quả và tiết kiệm trong sử dụng nhưng lại gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe.

Ánh sáng xanh ức chế quá trình cơ thể sản sinh melatonin – một loại nội tiết tố giúp cơ thể nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Hơn nữa, ánh sáng màu xanh có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học, khiến cơ thể mệt mỏi, mất cân bằng, ban đêm có thể gây kích thích, thay đổi tâm trạng. Đó là lí do vì sao các bé được cho xem quá nhiều tivi và smartphone trước khi đi ngủ lại cảm thấy khó ngủ và không buồn ngủ nữa.

me
Ánh sáng xanh ức chế quá trình cơ thể sản sinh melatonin – một loại nội tiết tố giúp cơ thể nhanh chóng đi vào giấc ngủ. 

Ngoài ra, trẻ dưới 10 tuổi với các chức năng của mắt phát triển hoàn thiện, cơ thể chưa có đủ những sắc tố cần thiết bảo vệ cho mắt nên nếu tiếp xúc với ánh sáng xanh trong một thời gian dài và với cường độ mạnh có thể tăng nguy cơ suy giảm thị lực, thoái hóa điểm vàng mắc bệnh đục thủy tinh thể.

Ánh sáng laser (la-de)

Ánh sáng laser thường có ở những loại súng đồ chơi phát tia laser, que phát sáng laser cầm tay, bút laser dùng cho thuyết trình,... Đây là loại ánh sáng cực nguy hiểm thường làm trẻ em bị thương nghiêm trọng về mắt, có thể gây mù lòa vĩnh viễn.

Điều đáng lo ngại là tia laser thường không tổn thương ngay mà khiến cho tầm nhìn kém đi từ từ theo thời gian. Các bậc phụ huynh phải hết sức để ý đến con em mình vì tổn thương mắt gây ra bởi ánh sáng từ tia laser có thể không được chú ý trong nhiều ngày hoặc thậm chí cả tuần vì không có dấu hiệu tổn thương nào. Một thời gian dài sau đó, thấy mắt mờ đi thì đã quá muộn.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nhìn thẳng vào một tia laser phát ra từ đồ chơi còn nguy hiểm hơn cả nhìn thẳng vào mặt trời. Cần tránh cho bé không bị chiếu laser trực tiếp vào mắt bởi kể cả động vật bị nhắm tia laser trực tiếp vào mắt cũng xảy ra hậu quả khôn lường.

Ánh đèn flash

Gần đây có thông tin một em bé ở Trung Quốc đã bị mù mắt sau khi một người bạn của gia đình quên không tắt đèn flash khi chụp ảnh ở cự ly gần. Tuy chưa có bác sĩ nào đứng ra khẳng định chắc chắn về khả năng gây mù lòa của đèn flash nhưng ảnh hưởng cực chói, gây lóa mắt, khó chịu từ đèn flash là có thật, kể cả đối với người lớn.

me
Các bậc phụ huynh cần hạn chế sử dụng đèn flash khi chụp hình cho trẻ nhỏ.

Vì thế, các bậc phụ huynh cần hạn chế sử dụng đèn flash khi chụp hình cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 4 tháng tuổi, không chụp quá gần và tuyệt đốii không chớp liên tục đèn flash vào mắt trẻ để giảm thiểu những tai nạn không đáng có xảy ra.

Nhận biết và phòng tránh tật khúc xạ

Theo thống kê của bệnh viện mắt Mắt TP HCM và viện Mắt TW vào năm 2011, có đến 55% trong số 30.671 em học sinh trên toàn quốc mắc các bệnh về mắt, trong đó 49% mắc tật cận thị, 5% mắc tật viễn thị, loạn thị. Con số này đáng để các bậc phụ huynh nhìn lại vấn đề chăm sóc sức khỏe cho con. Nếu con bạn đang có một đôi mắt khỏe mạnh, hãy nhanh chóng giúp bé phòng tránh các tật khúc xạ mắt.

Bên cạnh yếu tố di truyền thì nguyên nhân chính là do các em ngồi học không đúng tư thế, đọc sách, truyện không đúng khoảng cách hay trong ánh sáng yếu nên mắt phải điều tiết quá mức gây nên tình trạng cận, viễn, loạn thị. Những nguyên nhân gây tật khúc xạ mắt hoàn toàn có thể phòng tránh và tật khúc xạ mắt cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Khi bé có dấu hiệu mỏi mắt, nhìn chữ bị nhòe, không rõ kèm theo nhức đầu, cần đưa trẻ đi khám, đo mắt kịp thời để phát hiện tật khúc xạ mắt ở trẻ. Nếu không may trẻ bị cận, viễn hoay loại thị, cần tư vấn bác sĩ kịp thời để có biện pháp khắc phục như cho trẻ đeo những loại kính điều chỉnh phù hợp để tránh tăng độ.

Cần bổ sung những loại thực phẩm tốt cho mắt như: gan cá, gan lợn, gà, trứng, rau củ quả có màu đỏ tươi và viên vitamin A. Không cho trẻ chơi game, đọc truyện quá lâu hoặc dưới ánh sáng yếu, ngồi học phải đúng tư thế ngay ngắn. Tránh hẳn việc vừa nằm vừa đọc ở trẻ.

Phòng đau mắt cho trẻ

Bên cạnh các tật khúc xạ, bệnh đau mắt và biến chứng của nó cũng rất nguy hại. Một số bệnh như: đau mắt đỏ, đau mắt hột, viêm kết mạc… gây ra do bị nhiễm khuẩn, virut. Tiếp xúc với người bị đau mắt, vệ sinh kém cũng dễ dẫn tới các bệnh đau mắt.

Có thể phòng đau mắt bằng cách thường xuyên rửa tay sạch sẽ, không dụi mắt và để mắt quá gần những vật có lông, sợi, bụi bặm. Nên rửa mắt bằng nước muối  sinh lý 0,9% dạng nhỏ mắt nhiều lần trong ngày. Rửa mắt làm trôi đi mầm bệnh, đẩy rỉ ra ngoài, làm ẩm và dịu bề mặt nhãn cầu. Có thể rửa mắt mỗi khi thấy kèm nhèm hoặc trung bình 10 lần/ngày.

Nước mắt nhân tạo, chất làm ẩm hay bôi trơn nhãn cầu có độ nhớt thấp cũng có thể dùng cho đau mắt đỏ với tác dụng như trên và đem lại cảm giác dễ chịu cho mắt.

Danh sách việc nhà bé mẫu giáo phải làm được tốt
Danh sách việc nhà bé mẫu giáo phải làm được tốt
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Uốn nắn bé làm việc nhà ngay từ tuổi lên 3 là việc làm cần thiết và kịp thời để con tự lập, tự tin trong cuộc sống sau này.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn