Quả lê
Lê chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như axit malic, axit citric, carotene, vitamin nhóm B, vitamin C... có tác dụng hỗ trợ làm sạch phổi. Bổ sung lê vào bữa ăn hàng ngày cũng giúp cải thiện tình trạng viêm ở người bị viêm phổi.
Buổi sáng và trưa là thời điểm tốt nhất để ăn lê. Nếu ăn vào buổi tối, bạn nên tránh lên giường đi ngủ ngay sau khi ăn. Khi vừa ăn xong, đường và chất xơ được giải phóng trong cơ thể sẽ làm rối loại chu kỳ giấc ngủ. Ngoài ra, nên tránh ăn lê khi đói vì chất xơ trong lê có thể làm hỏng màng nhầy trong hệ tiêu hóa.
Táo
Táo là một loại trái cây cực kỳ tốt đối với sức khỏe. Loại quả này chứa nhiều chất chống oxy hóa, trong đó có quercetin - một flavonoid chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ phổi khỏi các tại hại của ô nhiễm không khí và khói thuốc.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người ăn 5 quả táo trở lên mỗi tuần sẽ giảm bớt nguy cơ phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Bưởi
Bưởi cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu như vitamin C, vitamin B6, axit folic, magie... Các chất này đều có lợi cho sức khỏe của phổi, giúp bảo vệ phổi khỏi nhiễm trùng, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Ngoài ra, bưởi còn có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm mạnh.
Thời điểm tốt nhất để ăn bưởi là vào buổi sáng. Nó sẽ giúp thúc đẩy việc đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giảm viêm trong hệ hô hấp.
Cà phê
Các nghiên cứu cho thấy caffein có tác dụng tương tự như một loại thuốc giản phế quản, có thể làm giảm, cải thiện chức năng trong vòng 2-4 giờ sau khi nạp vào cơ thể. Khi có nguy cơ sức khỏe ở phổi hậu Covid-19, sử dụng cà phê đúng cách có thể giúp cải thiện tình trạng của người bệnh.
Ngoài ra, cà phê còn chứa các chất chống oxy hóa, chất làm giảm viêm, giúp ngăn ngừa một số bệnh như đái tháo đường, tim mạch...
Lưu ý, cà phê có thể gây mất ngủ nên hạn chế sử dụng vào buổi tối. Người khó ngủ, mất ngủ nên tránh sử dụng đồ uống có caffein như cà phê.
Trà xanh
Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Sử dụng trà xanh một cách hợp lý có thể giúp loại bỏ độc tố ra khỏi phổi, bảo vệ phổi trước vi khuẩn, bụi bẩn, hóa chất độc hại...
Nghiên cứu cho thấy lá trà xanh có tác dụng phòng chống một số bệnh như tim mạch, viêm khớp, làm giảm cholesterol trong máu...
Thường xuyên uống trà xanh còn giúp làm giảm các gốc tự do phá hủy phổi, giúp các tế bào trong cơ thể tồn tại lâu hơn, khỏe mạnh hơn.
Các loại hạt
Hạt điều, hạt hướng dương, hạnh nhân, quả óc chó... có thể cung cấp cho cơ thể một lượng khoáng chất lớn, đặc biệt là magie. Đây là những chất thiết yếu có tác dụng làm giãn cơ trơn bao bọc xung quanh các phế quản, giúp phế quản giãn nở tốt hơn, không khí đi vào dễ dàng tới các phế nang và làm nhiệm vụ trao đổi khí của hệ hô hấp diễn ra thuận lợi hơn.
Bạn có thể kết hợp các loại hạt với ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, diên mạch, lúa mì nguyên chất trong chế độ ăn uống để cải thiện sức khỏe nói chung, ngăn ngừa bệnh phổi nói riêng.
Tỏi
Tỏi chứa một hàm lượng lớn flavonoid giúp sản sinh glutathione, tăng khả năng loại bỏ độc tố trong cơ thể. Người thường xuyên ăn 2-3 tép tỏi sống, từ 3-4 lần/tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh phổi lên tới 44%.
Củ cải
Nghiên cứu chỉ ra rằng củ cải có tác dụng làm giảm huyết áp, tối ưu hóa lượng oxy, giúp cải thiện vấn đề hô hấp.
Củ cải trắng có hàm lượng viamin C cao, rất tốt cho hệ miễn dịch. Ngoài ra, thực phẩm này còn giúp kích thích sản xuất tế bào bạch cầu, hỗ trợ chữa lành các mô, giúp phục hồi tế bào bị tổn thương. Ngoài ra, củ cải tắng còn có tính kháng khuẩn, kháng virus, giúp thông mũi khi bị cảm lạnh, cảm cúm.
Cà chua
Cà chua giàu lycopene - một loại carotenoid có liên quan đến việc cải thiện chức năng phổi. Sử dụng cà chua có thể giúp ngăn chặn tình trạng suy giảm chức năng phổi, viêm đường thở.
Rau xanh
Các loại rau có lá xanh như cải ngọt, rau bina, cải xoăn... cung cấp các dưỡng chất quan trọng như vitamin, carotenoid, sắt, canxi, kali... Các chất này có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, làm giảm viêm và tăng cường sức khỏe.
Đặc biệt, bắp cải là loại rau có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm ho, rất tốt cho người bị viêm phổi. Người bị viêm nhiễm, sốt cũng có thể ăn bắp cải để hạ nhiệt cơ thể.
Tác giả: Thanh Huyền
-
F0 tái nhiễm sau 2 tuần khỏi bệnh, yếu đi trông thấy: BS giải thích nguyên nhân, bỏ suy nghĩ "sớm mắc sớm khỏi"
-
Mắc Omicron nhẹ nhưng đuối vì kiêng cữ: BS Khanh chỉ 4 cái "kiêng" khiến F0 tự "hành" mình, thêm mệt mỏi
-
Chớ lạm dụng kháng sinh, F0 dùng gừng theo 5 cách này giúp giảm ho, rát họng, làm ấm người để mau khỏe
-
Không phải cứ sống cùng F0 là bị lây bệnh: 5 việc làm đúng giúp F1 hạn chế tối đa virus vào người
-
6 món ăn trị đau đầu cho F0 hiệu quả: Vừa dễ nấu, dễ ăn lại đỡ phải dùng thuốc