Rau muống
Rau muống là loại rau quen thuộc với người Việt. Tuy nhiên, đây cũng là loại rau ăn lá có nguy cơ bị nhiễm thuốc trừ sâu, chất kích kích gây hại cho sức khỏe.
Phụ nữ mang thai ăn phải rau muống nhiễm chì có nguy cơ làm cho thai nhi kém phát triển, gây dị tật thai nhi. Trẻ nhỏ ăn phải rau muống nhiễm chì cũng bị ảnh hưởng tới sức khỏe.
Biểu hiện ngộ độc chì cấp tính thường là rát miệng, nôn, đau bụng, đi ngoài phân đen sau đó táo bón, có thể bị vô niệu do thận bị tổn thương, tăng urê huyết…
Nhiễm độc chì mãn tính khó phát hiện hơn, gây ảnh hưởng đến trí não, khiến trẻ nhỏ kém thông minh, nhanh nhẹn, chậm lớn, dễ thiếu máu.
Cách chọn rau muống sạch: Rau muống nhiễm chì thường có thân to hơn bình thường. Lá rau muống có màu xanh đen do hấp thụ nhiều kim loại nặng. Sau khi luộc, nước rau muống sẽ có màu xanh nhật. Khi để nguội nước đổi thành màu xanh đen và có vẩn đen kết tủa. Rau muống nhiễm chì có vị chát chứ không ngọt.
Ngao, trai, ốc, hến...
Trong một nghiên cứu, Các nhà khoa học ở ĐH Y Hà Nội đã kiểm tra 240 mẫu thủy sản gồm cá chim, cá trôi, cá trắm, cá mè, trai, cua, ốc, rô phi lấy từ 16 hồ trên địa bàn Hà Nội. Kết quả cho thấy hầu hết đều nhiễm chì, thủy ngân, asenic, nikel, chrome...
Đặc biệt là chrome, không có mẫu nào đạt tiêu chuẩn cho phép. Nikel chỉ có 0,8% mẫu đạt tiêu chuẩn.
Th.S. BS Trịnh Bảo Ngọc, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: “Thủy sản ở tất cả các ao hồ được nghiên cứu đều nhiễm nikel, chrome vượt 10-15 lần tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Vào mùa khô, mức ô nhiễm này còn cao gấp 2-3 lần mùa mưa”.
Trong đó, cua, ốc, trai... là nhiễm chì nặng nhất do sống ở tầng đáy nhiều lớp bùn đọng ngấm kim loại nặng, chỉ 25% mẫu nghiên cứu đạt tiêu chuẩn.
Những thực phẩm có tác dụng thải độc chì
Cà rốt
Cà rốt chứa nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe. Người bị nhiễm độc thủy ngân hoặc nhiễm độc chì nên thường xuyên ăn cà rốt.
Mộc nhĩ đen
Mộc nhĩ đen có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp thải độc trong cơ thể, làm chậm sự lão hóa.
Trà xanh
Uống trà xanh thường xuyên giúp cơ thể thải độc, phòng ngừa nhiều bệnh tật.
Thịt bò
Thịt bò giàu chất sắt, có tác dụng bổ máu, phòng tránh nguy cơ bị thiếu máu. Ngoài ra, axit linoleic trong thịt bò cũng tham gia quá trình duy trì cơ bắp.
Tôm khô
Tôm khô có hàm lượng đạm cao, vịt ngọt nhẹ, thanh mát, thích hợp để nấu các loại rau như rau ngót, bầu, bí, mướp để tạo thành các món canh giải nhiệt, giải độc.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Cá rất bổ nhưng 5 nhóm người này ăn vào có thể làm sức khỏe tồi tệ hơn: Hãy cẩn trọng!
-
5 thực phẩm gây hại cho xương nhưng lại xuất hiện trong mâm cơm của nhiều gia đình
-
Không phải mì tôm, đây là 5 thực phẩm khô dễ mua, dễ bảo quản, có thể tích trữ qua mùa dịch
-
Mua thực phẩm về dự trữ không sợ hỏng nhờ biết mẹo thông thái này
-
5 thực phẩm 'vàng' nên bồi bổ cho người mới ốm dậy, mệt mỏi, xanh xao: Hồi sức ngay