Bà Liu (53 tuổi, Trung Quốc) luôn cảm thấy khó chịu vì đi lâu thì đau chân mà ngồi lâu thì đau thắt lưng. Người nhà cho rằng đó là dấu hiệu mãn kinh nên không quan tâm đến điều này. Tuy nhiên, sau lần bà bị ngã cầu thang, xương tay và chân gãy khi va đập, bà phải nhập viện mới biết mình bị loãng xương.
Tình trạng loãng xương của bà Liu ở mức độ nghiêm trọng và xuất hiện những triệu chứng rõ ràng nhưng không ai để ý. Tìm hiểu nguyên nhân mới biết bà Liu có chế độ ăn uống không lành mạnh, thường ăn thực phẩm nhiều muối, ion natri cao dẫn tới xương không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, suy giảm mật độ xương, lâu ngày gây ra loãng xương.
Những thực phẩm gây hại cho xương gồm:
Nước ngọt, nước có gas
Trong nước ngọt có quá nhiều axit photphoric có tác dụng làm tăng nhanh tốc độ thải canxi của cơ thể thông qua hệ thống bài tiết. Điều này làm mất đi lượng canxi cần thiết để xương phát triển.
Để đảm bảo độ chắc và vững của xương thì bạn nên uống các loại nước như sữa, nước ép trái cây tươi,…
Tiêu thụ quá nhiều thịt cá
Thịt cá là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Chúng cung cấp đạm, protein và những dưỡng chất rất cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể.
Thế nhưng ăn quá nhiệt thịt cá có thể khiến bạn gặp các vấn đề về sức khỏe trong đó có vấn đề về xương. Thịt cá cung cấp quá nhiều đạm sẽ làm tăng quá trình đào thải canxi, một trong những nguyên nhân gây còi xương, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn chỉ nên ăn khoảng 30% thịt, cá còn 70% còn lại nên dành cho rau, trái cây và những thực phẩm mang tính kiềm.
Dầu hydro hóa
Đây là loại dầu thực vật được xử lý qua quá trình hydro hóa. Nhờ đó dầu được cải thiện hương vị và đặc tính để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Dầu thực vật khi đã hydro hóa có nguy cơ ảnh hưởng đến xương chúng ta rất cao. Chúng làm phá hủy lượng vitamin K có trong cơ thể, là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương.
Muối
Sử dụng muối quá nhiều sẽ làm giảm đi một lượng canxi rất lớn trong cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy, muối là một trong những loại gia vị gây mất canxi nhiều nhất. Những người sử dụng muối quá nhiều còn làm mất đi một lượng lớn chất khoáng trong xương.
Cách để điều chỉnh lượng natri trong cơ thể chính là việc hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, đông lạnh,...
Rượu
Rượu ngăn không cho cơ thể hấp thụ canxi từ thực phẩm. Rượu cũng làm xương yếu đi do phá hủy quá trình tái tạo xương tự nhiên của cơ thể.
Người uống nhiều rượu không chỉ có nguy cơ bị loãng xương, yếu xương mà còn có thể gãy xương do xương không được bảo vệ và thiếu quá nhiều canxi cũng như mất khả năng tái tạo.