Cây đinh lăng được trồng phổ biến làm cây thuốc cũng như cây cảnh ở Việt Nam. Toàn thân đinh lăng được dùng làm thuốc. Đặc biệt lá đinh lăng được dùng làm lá rau gia vị ăn hàng ngày cùng nhiều món như ăn sống với nem, làm rau gỏi... Đặc biệt đinh lăng có công dụng an thần giúp ngủ ngon, trị đau nhức xương khớp... nên được dùng hàng ngày. Theo y học cổ truyền và dân gian thì là đinh lăng vị nhạt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng an thần và điều trị chứng mất ngủ. Danh y Hải Thượng Lãn Ông từng ví đinh lăng là ''nhân sâm'' của người Việt bởi có nhiều hoạt chất gần giống nhân sâm của Hàn Quốc rất tốt cho sức khỏe.
Trong đinh lăng giàu hoạt chất saponin triterpen, tanin, glycosid giúp xua tan mệt mỏi, hỗ trợ chống viêm, chống oxy hóa. Dùng lá đinh lăng giúp làm tăng mức độ dẫn truyền thần kinh rừ đó tạo ra cảm giác dễ ngủ, chữa mất ngủ hiệu quả hơn.
Lá đinh lăng có nhiều cách dùng từ ăn sống tới nấu chín, pha trà. Trong đó có 2 cách chế biến lá đinh lăng thành món ăn ngon, chống ngán, lại dễ làm.
1. Trứng đúc lá đinh lăng:
Trứng và đinh lăng đều là thực phẩm quen thuộc. Món trứng đúc đinh lăng tạo hương thơm đặc biệt, hương vị trứng bùi bùi quyện với vị mộc hơi ngần ngận đắng của lá đinh lăng rất bắt vị, không tanh lại thơm.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Chọn những chiếc lá đinh lăng bánh tẻ (không non quá hay già quá), rửa sạch, vẩy ráo nước rồi cắt nhỏ cho vào tô, đập trứng gà vào, thêm gia vị vừa ăn rồi đánh đều lên. Sau đó cho hỗn hợp này vào rán trên chảo hoặc lót lá chuối rồi đổ hỗn hợp lên để không cần dầu mỡ. Để lót lá chuối thì bạn lấy lá chuối tươi đặt lên mặt nồi hoặc chảo rồi cho hỗn hợp lên lá chuối, tránh tràn ra ngoài. Đun cho tới khi lá chuối cháy xém và hỗn hợp chín là được.
- Cách 2: Rán hỗn hợp với dầu mỡ như rán trứn thông thường. Đầu tiên cho một lớp mỏng mỡ lợn hoặc dầu ăn. Sau đó đun cho nóng dầu thì hạ lửa vừa rồi đổ hỗn hợp trứng đinh lăng vào, dàn đều. Chờ khi mặt dưới định hình, se lại thì trở lại rán tiếp cho tới khi hơi ngả vàng thì tăng lửa để trứng ngải xém vàng là đã chín, tắt bếp cho ra đĩa thưởng thức nóng.
2. Trứng om với lá đinh lăng:
Món trứng om đinh lăng tạo hương thơm và vị thanh nhẹ. Nước om lá đinh lăng hơi đắng, trứng ăn bùi bùi ngon ngọt.
Cách làm:
- Lá đinh lăng rửa sạch, cắt thành từng đoạn ngắn vừa ăn. Trứng gà rửa sạch.
- Đun sôi nước, hạ lửa vừa rồi cho lá đinh lăng vào rồi và cho thêm trứng. Thêm vài nhánh gừng cắt sợi để giúp ấm và lành bụng hơn.
- Sau 5 phút khi trứng đã chín, dùng muôi vớt trứng lên đập nhẹ cho phần vỏ hơi nứt rồi tiếp tục cho vào om tiếp để nước tiết ra từ lá đinh lăng thấm vào bên trong trứng.
- Sau khoảng 10 phút, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng, tắt bếp. Khi ăn gắp lá đinh lăng ra bát, bóc trứng cho vào, múc thêm nước và thưởng thức nóng.
Lưu ý dùng lá đinh lăng tránh tác dụng phụ
Chỉ nên dùng món ăn này 1 – 2 lần/tuần với lượng vừa đủ. Nếu lạm dụng nhiều quá thì thành phần saponin tích tụ nhiều có thể gây hoa mắt chóng mặt, buồn nôn... Những người bệnh gan nên tham khảo ý kiến sĩ khi sử dụng lá đinh lăng.
Lá đinh lăng tự trồng ở nhà thì đảm bảo an toàn nhưng khi mua lá đinh lăng ngoài chợ nên chọn hàng quen, tránh việc mua lá đinh lăng có bị phun thuốc bảo vệ thực vật nhiều, lá đinh lăng nên chọn loại lá vừa không nên chọn lá quá to, quá tốt.
Tác giả: An Nhiên
-
Quả quất cảnh trưng ngày Tết có ăn được không? Rất nhiều người đang làm sai
-
Lợi ích 'kỳ diệu' của loại quả quen thuộc: Hạ đường huyết, chống lão hóa và hơn thế nữa
-
Loại nước uống vào buổi tối sạch ruột, thải độc cơ thể
-
Loại củ thơm ngon vừa kiểm soát bệnh tiểu đường lại khoẻ xương khớp
-
Bất ngờ công dụng chữa bệnh tuyệt vời của lá dong gói bánh chưng