3 biểu hiện của trẻ tiếp thu chậm, “học giả”: Số 3 dễ bị nhầm lẫn là trẻ chăm chỉ, nỗ lực

( PHUNUTODAY ) - Có những đứa trẻ nhìn vào sách rất chăm chú, dành nhiều thời cho việc học nhưng thực tế không phải chúng chăm chỉ mà do chúng chậm tiếp thu.

Trường hợp của Tiểu Lý là một ví dụ. Ở trên lớp, Tiểu Lý là người ngoan ngoãn, chăm chỉ nhưng kết quả học tập chỉ thuộc loại trung bình. Phụ huynh của Tiểu Lý bày tỏ lo lắng vì con về đến nhà là vào phòng học, không hiểu sao điểm số không tăng.

Khi bạn học hỏi một câu hỏi được nhấn mạnh trên lớp, Tiểu Lý không trả lời được dù trong vở Tiểu Lý có ghi lại và còn đánh dấu bằng bút đỏ. Điều này cho thấy, Tiểu Lý ghi chép một cách máy móc chứ không hề nhập tâm vào lắng nghe. Đây là điển hình của 1 kiểu "học giả".

Ngoài ra, “học giả” ở trẻ còn được thể hiện qua những đặc điểm sau:

Đọc nhưng không hiểu

Ở trong lớp, có một số học sinh có khả năng đọc to, trôi chảy nhưng kỹ năng đọc hiểu đơn giản rất thấp. Có những học sinh mắt nhìn vào sách giáo khoa nhưng môi không nhúc nhích. Một số khác thì cứ lật qua lật lại các trang sách, không đọc hoặc chỉ đọc được vài câu mỗi trang.

Mặc dù đứng từ ngoài nhìn vào thì thấy những học sinh này đều đang đọc sách nhưng  thực chất các em đang “đọc giả”, đọc mà không hiểu mình đọc gì.

Viết một cách máy móc

Có những học sinh ghi chép rất chăm chỉ nhưng điểm thi chẳng ra sao. Cha mẹ thấy vở học của con ghi chép cẩn thận thì cho rằng con ở lớp chăm chỉ.

Tuy nhiên, những đứa trẻ này chỉ ghi chép một cách máy móc còn não không theo kịp. Tay và não không đồng bộ.

Nỗ lực “giả”

Ở trên lớp có những học sinh tiếp thu bài nhanh hơn các em khác. Những học sinh này thường đạt điểm cao, có khi hoàn thành xong bài tập trên lớp nên về nhà có nhiều thời gian thư giãn. Nhưng cũng có nhiều học sinh cần thời gian gấp đôi hoặc lâu hơn để làm bài tập. Về đến nhà là chúng ngồi vào bàn làm bài tập. Cha mẹ nhìn vào thường cho rằng con mình đang rất nỗ lực, chăm chỉ. Nhưng thật ra đứa trẻ này lại tiếp thu chậm.

Chúng có vướng mắc trong học tập nhưng lại không hỏi, không nói. Lâu dần lỗ hổng kiến thức càng nhiều và điểm số ngày càng thấp.

Khi thấy con có những biểu hiện trên cha mẹ nên chú ý điều chỉnh sự tập trung của con, giúp con hình thành thói quen chú ý lắng nghe. Đồng thời cần giúp con lập kế hoạch cân đối giữa các môn học. Song song với đó, cha mẹ cũng nên kiểm tra, giám sát kịp thời để biết con có thực sự tiếp thu bài học được hay không.

Tác giả: Trần Thu Thủy