3 bộ phận trên cơ thể không nên để người khác chạm vào kẻo rước họa vào thân

( PHUNUTODAY ) - Những vị trí dưới đây rất nhạy cảm, nếu tùy ý động chạm có thể gây hại, vì thế đừng nên để người khác chạm vào 3 bộ phận dưới đây.

Trong cuộc sống thường ngày, việc va chạm giữa người với người là việc không tránh khỏi.

Tuy nhiên, cấu tạo của cơ thể con người rất phức tạp, một số bộ phận cực kỳ mỏng manh, nếu không cẩn thận chạm vào có thể gây hại cho cơ thể.

Đặc biệt có 3 bộ phận nên cẩn trọng khi tác động lực vì có thể gây nguy hiểm.

Cổ

Cơ thể con người luôn được coi là đồ thủ công tinh xảo của quả đất, tuy tinh xảo nhưng cũng có những chỗ không hợp lý, chẳng hạn như cổ của chúng ta. Bộ phận mỏng manh này lại luôn lộ ra bên ngoài.

Nhiều cặp đôi khi hôn nhau sẽ hôn vào cổ. Nhưng bạn sẽ thấy sau khi hôn cổ chúng ta sẽ xuất hiện vết đỏ, nguyên nhân là do lớp vỏ trên bề mặt cổ rất mỏng, chỉ cần chạm nhẹ bằng miệng cũng có thể làm tổn thương vùng dưới da. Một khi các mao mạch bị thương, máu sẽ rỉ ra khiến trên cổ sẽ xuất hiện một vết đỏ.

Trong trường hợp thường xuyên chạm vào cổ, điều này khiến cổ phải chịu nhiều lực tác động từ bên ngoài, các động mạch bên trong có thể bị bóc tách, thậm chí còn nguy hiểm hơn.

Không những vậy, cổ còn có một bộ phận cảm ứng áp suất, gọi là xoang động mạch cảnh ở 2 bên cạnh cổ, nơi bạn có thể cảm nhận được các chuyển động ở cổ rất rõ rệt. Nếu điểm này bị ấn quá mạnh, huyết áp của bạn sẽ giảm mạnh và dẫn đến bất tỉnh.

Do đó, việc cần làm là bảo vệ cổ thường xuyên, không nên để cổ chịu nhiều tác động ngoại lực, khi nhiệt độ xuống thấp bạn nên quàng khăn để giữ ấm cho cổ. Không cúi đầu xuống để nghịch điện thoại, không giữ cổ ở một vị trí lâu, khi cổ cảm thấy đau và tê, hãy cử động cổ kịp thời và nhẹ nhàng để có lợi cho cột sống cổ.

Rốn

Rốn cũng là một bộ phận không thể được tùy tiện chạm vào. Điều này là bởi vùng da quanh rốn rất mỏng manh, nếu dùng tay sờ vào sẽ dễ làm tổn thương rốn. Vi khuẩn ở tay theo đó có thể xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các cơ quan nội tạng.

Nhiều người thích ngoáy rốn khi rốn có vết bẩn. Tuy nhiên, chúng ta không cần thiết phải loại bỏ những lớp bẩn này vì lớp da trên bề mặt của rốn rất mỏng, lớp bẩn có thể đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ cho rốn. Do đó, nếu bạn làm sạch rốn quá thường xuyên, quá kĩ càng sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể, gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc đau bụng, không tốt cho sức khỏe.

Tai

Ngoài cổ và rốn, bạn không nên sờ vào tai một cách bừa bãi. Nhiều người có thói quen để người nhà ngoáy tai hộ, đây là một thói quen rất xấu. Ráy tai nói chung không cần thiết phải lấy ra quá thường xuyên bởi theo cơ chế hoạt động của cơ thể, ráy tai sẽ tự lung lay và rụng ra khi bạn thực hiện các hoạt động như nhai, hắt hơi.

Thêm vào đó, lấy ráy tai có thể dễ dàng gây mất thính lực, nhiễm trùng tai và nó cũng có hại cho sức khỏe não bộ. Một số người thích ngoáy tai bằng tay, trong tay có vi khuẩn nên dễ gây nhiễm trùng tai.

Hơn nữa, đôi tai rất mỏng manh, nếu đột ngột bị tác động ngoại lực mạnh, màng nhĩ có thể bị vỡ, làm giảm thính lực. Trong khi đó, vùng da sau tai cũng rất mỏng, bên dưới chứa nhiều mao mạch, nếu bị tác động ngoại lực mạnh cũng có thể gây hại cho sức khỏe mạch máu.

Tác giả: Thạch Thảo