Rau muống là loại rau thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm của người Việt, đặc biệt được ưa chuộng vào mùa hè vì dễ chế biến, dễ ăn. Trong những ngày nóng bức, chỉ cần một đĩa rau muống luộc, bát nước canh chua, vài bìa đậu phụ, bát cà muối xổi... là đủ cho một bữa cơm thanh mát, ngon miệng.
Rau muống có chứa nhiều vitamin, khoáng chất như canxi, sắt, vitamin A... cần thiết đối với cơ thể... Ngoài ra,loại rau này còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kích thích tiêu hóa, trị rôm sảy, mụn nhọt.
Khi ăn rau muống, bạn cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây để không biến loại rau này thành móng ăn độc hại, gây bệnh cho cả nhà.
Ăn rau muống khi chữa rửa kỹ, ăn rau muống sống
Rau muống thường được trồng ở những khu vực ao hồ nên có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao. Do đó, bạn nên mua rau ở những địa chỉ có uy tín; trước khi nấu, cần phải rửa rau thật sạch để tránh nhiễm khuẩn, ngộ độc.
Những người hay ăn rau muống sống hoặc tái sẽ phải đối mặt với nguy cơ giun sán làm tổ trong người. Ngoài trường hợp nhiễm ký sinh trùng, rau muống cũng thường bị phun thuốc kích thích để rau nhanh lớn, sớm được thu hoạch. Nếu chẳng may gặp phải loại rau này và dùng để ăn sống thì người ăn càng dễ bị ngộ độc.
Ăn rau muống khi đang có vế thương hở
Lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết, khi đang có vết thương hở thì mọi người không nên ăn rau muống vì sẽ hình thành vết sẹo xấu. Nguyên nhân là do rau muống làm kích thích tăng sinh tế bào gây ra sẹo lồi. Ngoài ra, ăn rau muống khi có vết thương hở còn khiến tình trạng ngứa ngáy khi đang lên da non.
Tùy tiện ăn rau muống khi mắc bệnh
Rau muống có thể khiến tình trạng của một số bệnh trở nên trầm trọng hơn. Những người mắc các bệnh dưới đây nên hạn chế ăn rau muống, dù là món luộc hay xào.
Người bị sỏi thận: Rau muống chứa hàm lượng oxalate cao. Chất này khi đi vào cơ thể có thể kết tủa ở thận và tạo sỏi.
Người bị bệnh gout: Người mắc bệnh này cần hạn chế lượng đạm tiêu thụ. Trong khi đó, rau muống có hàm lượng đạm cao nên không thích hợp với những người bị bệnh gout.
Người bị viêm khớp: Ăn rau muống sẽ khiến tình trạng viêm khớp ngày càng nghiêm trọng, thêm khó chịu, bức bối.
Người đang uống thuốc Đông y: Rau muống có khả năng giã thuốc, làm mất tác dụng của một số loại thuốc Đông y. Vì vậy, khi đang uống thuốc Đông y, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thực phẩm cần tránh.
Cách chọn rau muống ngon và an toàn
Khi mua rau muống, hãy tránh những loại có cọng to hơn bình thường. Nên mua những mớ rau ngọn nhỏ, nhìn ăn cứng thì ăn sẽ giòn và an toàn hơn.
Nên tránh những loại rau bẻ thấy quá giòn, lá màu xanh sẫm, nhìn từ xa lá rất bóng và mướt. Loại này thường được bón quá nhiều đạm hoặc phân bón lá.
Trước khi nấu, nên rửa rau nhiều lần bằng nước sạch để loại bỏ hóa chất còn sót lại trên rau.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Luộc rau muống cho sấu hay vắt chanh vào nồi là “chuẩn bài” nhất?
-
Rau muống xào muốn xanh mướt, không bị ra nước nhớ làm thêm bước này trước khi xào
-
Đừng vội vắt chanh vào nồi nước luộc rau muống, hãy cho loại quả ngon - bổ hơn gấp bội này
-
Rau muống nhiều sắt, canxi nhưng 5 kiểu người này càng ăn càng "đoản thọ"
-
Phụ nữ sở hữu 5 tướng miệng “xảo hoạt” tán của, cả đời đời nghèo khổ, sống cô đơn một mình