Sấu giúp tăng tính mát của nước luộc rau muống
Nước rau muống luộc ít có hương vị, vốn là nước luộc rau, khi vắt thêm chanh hay dầm sấu làm tăng vị chua thanh, tạo cảm giác ngon miệng hơn.
Trên thực tế, nước rau muống luộc có nhiều lợi ích nổi bật hơn hương vị của nó. Rau muống chứa nhiều cellulose, lignin và pectin, trong đó lignin có tác dụng chống viêm còn pectin có thể thúc đẩy quá trình bài tiết, thải độc tố của cơ thể.
Loại rau dân dã này còn chứa nhiều vitamin C và carotene giúp tăng cường thể chất. Ngoài ra, rau muống còn được chứng minh có thể giúp phòng ngừa ung thư dạ dày, ngăn ngừa táo bón hiệu quả, giảm đường máu.
Theo Đông y, rau muống cũng có tính mát, thải độc, kích thích tiêu hoá và nhuận tràng, được xem như một bài thuốc hiệu quả với sức khoẻ, chữa nhiều bệnh đường tiêu hoá.
Nếu kết hợp cùng sấu, tính mát của món canh sẽ được tăng cường nhiều hơn bởi sấu cũng có tính lạnh, giúp giải nhiệt cơ thể hiệu quả vào mùa hè. Quả sấu cũng được dùng làm nhiều món nước giải khát mùa hè vì đặc tính này. Sấu được cạo vỏ, sau đó được cho vào nồi nước luộc rau, đun cho tới khi sôi lại thì bắc ra.
Sau đó, sấu được dầm nhuyễn, nước chua từ quả hòa vào nước luộc rau, tăng vị chua thanh.
Vắt chanh
Trong nước rau muống luộc có chứa Ca(OH)2, chất diệp lục được xem như chất chỉ thị màu. Nước chanh lại chứa axit hữu cơ – axit citric chiếm 8% hàm lượng khô trong quả chanh, khi cho nước chanh vào nước rau muống sẽ làm đổi tính axit của rau. Điều này khiến nước sẽ chuyển từ xanh sang màu đỏ là điều rất bình thường.
Tóm lại: Vắt chanh hay dầm sấu vào canh rau muống đều được!
Từ những thông tin trên, có thể thấy chanh hay sấu đều không làm ảnh hưởng đến hương vị của bát canh nước rau muống luộc. Điểm khác biệt duy nhất chỉ nằm ở công dụng.