3 loại nước ‘khắc tinh’ của K, nguyên liệu rẻ, vụng đến mấy cũng làm được dễ dàng

( PHUNUTODAY ) - Những loại nước này vô cùng dễ làm lại có khả năng thanh lọc cơ thể, mát gan, thải độc. Nguyên liệu là những loại lá có sẵn, vô cùng tiện lợi.

Buổi sáng là thời điểm tuyệt vời để bổ sung nước ép vào chế độ dinh dưỡng của bạn, do vậy hãy kết hợp cả dinh dưỡng cả một lối sống lành mạnh để tận hưởng một ngày tràn đầy năng lượng và sức khỏe.

Nước trà xanh

Nước trà là thức uống truyền thống của người Á Đông. Kết quả phân tích chỉ ra rằng, trong nước trà có nhiều hoạt chất thực vật quý như: catechin, flavonoid, lignans và axit phenolic.

Đáng chú ý, trong số các loại catechin mà trà sở hữu thì chất EGCG có khả năng chống oxy hóa vượt trội.

Một số lượng lớn các nghiên cứu lâm sàng cũng đã cho thấy polyphenol trong trà xanh hoạt động rất hiệu quả trong việc chống lại sự hình thành khối u ở các cơ quan khác nhau.

Theo báo cáo đăng trên tạp chí Oral Oncology (Mỹ) năm 2021, các nhà nghiên cứu Mỹ đã phân tích 19 nghiên cứu với 4.675 người cho thấy, uống trà xanh có tác dụng bảo vệ và ngăn ung thư miệng. Một phân tích khác trên 51 nghiên cứu với 1,6 triệu người ở Mỹ cũng cho thấy, trà xanh giúp giảm nguy cơ ung thư phổi, nhất là ở nam giới. Tiêu thụ trà xanh có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Uống trà xanh cũng rất tốt cho sức khỏe của lá gan. Cụ thể, người bị bệnh gan nhiễm mỡ sau 12 tuần uống trà xanh sẽ giúp kiểm soát men gan, nhờ vào lượng chất chống oxy hóa dồi dào của thức uống này. Bên cạnh đó, trà xanh cũng giúp xử lý chất béo tích tụ quá mức trong gan.

Bạn có thể dùng trà xanh túi lọc hoặc trà lá, pha với nước sôi, làm nguội xuống nhiệt độ khoảng 65 độ C. Theo tờ CNN Health, thức uống nóng ấm từ 65 độ C trở xuống an toàn cho mọi người dùng.

Người trưởng thành có thể dùng tối đa khoảng 640 ml nước trà xanh mỗi ngày. Do hầu hết các loại trà xanh có chứa caffeine, người dùng nên cân nhắc thời gian uống hoặc chọn dùng trà đã khử caffeine (trà xanh decaf).

Nha đam đường phèn

Bạn đem nha đam gọt bỏ hết phần vỏ xanh và lấy phần thịt trắng của nha đam. Rửa qua với nước muối pha loãng cho bớt nhớt.

Bắc lên bếp 1 nồi nước, nấu sôi thêm 200gr đường phèn vào khuấy nhẹ giúp đường nhanh tan, cho bó lá dứa vào nấu chung.

Khi lá dứa chuyển màu sậm hơn, vớt ra và thêm vào 1 muỗng cà phê dầu chuối. Cho hết phần nha đam đã sơ chế trước đó vào trộn đều và tắt bếp.

Nha đam nấu chung với lá dứa mang hương vị thơm mát, thanh ngọt từ đường phèn. Bạn có thể thêm đá hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh trước khi thưởng thức, giúp ly nha đam trở nên ngon hơn rất nhiều nhé!

Khi nấu xong, bạn có thể cho vào chai nhỏ và bỏ vào tủ lạnh để dùng dần.

Sâm bí đao

Bí đao bạn rửa sạch, bạn có thể giữ nguyên hoặc gọt bỏ vỏ rồi cắt khúc. Lá dứa rửa sạch, cột lại thành bó. La hán quả bạn rửa sạch, tách ra làm 6 - 8 miếng nhỏ.

Cho 3 lít nước vào nồi, tiếp tục cho bí đao, la hán quả và thục địa vào, nấu đến khi sôi.

Khi bí đã sôi thì bạn cho lá dứa và 100 gr đường phèn vào. Đậy nắp, để lửa riu riu cho đến khi bí chín nhừ.

Khi bí đã chín thì tắt bếp, bạn vớt bỏ hết xác trong nồi. Lọc lại lần nữa bằng rây, rồi cho vào bình và để lạnh, dùng trong khoảng 2 ngày.

Sâm bí đao thanh mát giải nhiệt cực ngon hấp dẫn đấy nhé!

Tác giả: Mộc