Sử dụng nước muối loãng
Theo kinh nghiệm truyền thống, nước muối pha loãng thường được dùng để ngâm các thực phẩm như cá khô hay cà muối để làm giảm độ mặn của chúng. Rất nhiều người sẽ cho rằng điều này là không hợp lý bởi thực phẩm vốn đã mặn lại ngâm trong nước muối thì có thể sẽ lại mặn hơn. Tuy nhiên, phương pháp này dựa trên nguyên lý cân bằng nồng độ muối trong hoá học vì vậy rất hiệu quả.
Theo đó, quá trình ngâm trong nước muối loãng cho phép muối có nồng độ cao trong cá khô di chuyển ra ngoài vào môi trường có nồng độ thấp hơn để đạt trạng thái đẳng trương. Bạn chỉ cần ngâm cá khô trong nước muối loãng khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch, để cá thật ráo nước hoặc dùng khăn thấm khô trước khi chế biến thành các món ăn khác nhau. Điều này không chỉ giúp làm giảm lượng muối trong cá khô mà còn giúp thức ăn trở nên giòn và ngon hơn khi được chiên lên.
Sử dụng nước vo gạo
Bên cạnh việc ngâm cá khô trong nước muối loãng, có một phương pháp khác nữa để giảm độ mặn của cá khô là ngâm trong nước vo gạo. Cách này không chỉ giúp làm giảm mức độ mặn của cá mà còn giúp làm giảm mùi tanh đặc trưng.
Với cách này, bạn cần ngâm cá trong khoảng 2-3 giờ để có thể làm dịu vị mặn. Nhưng cần lưu ý là khi dùng nước vo gạo cá có thể trở nên hơi cứng sau khi chiên.
Dùng bia
Sau một thời gian dài cá khô thường có mùi tanh và vị mặn nồng. Việc ngâm cá trong bia không chỉ giúp loại bỏ mùi tanh mà còn giúp cá trở nên mềm mại và làm giảm lượng muối một cách hiệu quả.
Bạn đặt cá vào một chiếc đĩa có đáy sâu sau đó đổ bia lên cho tới khi ngập cá, để yên trong khoảng 15-20 phút. Tiếp đến lấy cá ra, thấm khô trước khi chiên cho đến khi giòn. Cách này có ưu điểm là sau khi ngâm cá sẽ mềm, có mùi thơm từ bia và vị mặn cũng được giảm bớt rõ rệt.
Dùng chanh
Bạn vắt lấy nước cốt nửa quả chanh cho vào 500ml nước lọc rồi ngâm cá khô sao cho nước chỉ xâm xấp mặt cá. Sau đó rửa cá một vài lần để loại bỏ mặn và cá sạch sẽ hơn. Trong chanh có chứa acid citric và vitamin C không chỉ giúp giảm vị mặn mà còn loại bỏ mùi tanh đồng thời phân rã các liên kết protein khiến cá trở nên mềm mại hơn.
Bạn lưu ý là cần hạn chế lượng nước cốt chanh sử dụng và thời gian ngâm để tránh làm mất đi hương vị tự nhiên của cá khô.
Yêu cầu thành phẩm
Cá khô đã qua xử lý để giảm bớt vị mặn, khi chiên lên sẽ có màu vàng óng ánh và giòn rụm. Món ăn này rất được ưa chuộng nhờ vào sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khả năng đánh thức hương vị của những ngày xưa cũ. Khi chiên, lớp ngoài của cá giòn tan cùng với thịt cá bên trong mềm dẻo nhưng vẫn giữ được độ dai tự nhiên, mang lại sự hài hoà về hương vị đặc trưng của cá khô.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
5 loại cá không nuôi ao hồ, không nhiễm thủy ngân, đi chợ thấy đừng tiếc tiền mua
-
Dù kho cá gì cũng nhớ cho 1 thìa gia vị này, cá thơm ngon đậm đà, không bị tanh
-
Các cụ dặn chẳng sai: "Thịt lợn không mua thịt cổ, mua cá không mua cá diếc", làm ngược lại thì sao?
-
5 sai lầm làm món cá kho bị tanh, không chắc thịt, lỗi số 4 nhiều người mắc phải mà không biết
-
Các cụ dặn dò "thịt lợn không mua thịt cổ, mua cá không mua cá diếc" vì sao?