Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Phó Khoa Dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội cho biết nhiều thực phẩm để quá lâu trong tủ lạnh sẽ bị biến chất, hư hỏng hoặc hình thành độc tố.
Cơm nguội
Trong gạo có thể chứa các bào tử của một loại vi khuẩn có tên Bacillus cereus. Những bào tử này có khả năng còn sót sau khi cơm được nấu chín. Nếu để cơm ở nhiệt độ phòng thì bào tử sẽ phát triển thành vi khuẩn và sinh ra các chất độc gây tiêu chảy hoặc nôn ói. Sau khi ăn cơm còn thừa nên bảo quản trong tủ lạnh càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, theo TS-BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện y học Ứng dụng, không nên bảo quản cơm quá 24 tiếng dù là trong tủ lạnh. Cũng không nên hâm nóng cơm quá 2 lần để đảm bảo chất dinh dưỡng.
Thực phẩm đã qua chế biến
Với các loại thực phẩm đã nấu chín thì chỉ nên để trong tủ lạnh 1 – 2 ngày. Với các loại thịt bò, gà, lợn khi đã được nấu chín cũng chỉ sử dụng trong khoảng 1 – 2 ngày mà thôi.
Với các món nộm, gỏi vì không cần dùng đến nhiệt độ để làm chín nên các vi khuẩn và kí sinh trùng dễ bị sót lại. Để lâu trong tủ lạnh sẽ khiến vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi. Những vi khuẩn này dễ gây ra các bệnh về đường ruột, thậm chí là ngộ độc. Bên cạnh đó, các món gỏi, nộm thường chứa nhiều gia vị, để lâu cũng dễ sinh ra những chất gây ung thư.
Với các loại hải sản như tôm, cua cá đã nấu chín nếu bảo quản trong tủ lạnh sẽ khiến cho hàm lượng protein bị biến chất, gây tổn thương cho gan và thận. Cứ bảo quản hải sản trong tủ lạnh rồi hâm đi hâm lại vì tiếc thì dễ gây nhiều bệnh nguy hiểm tới gan, thận, dạ dày.
Socola
Rất nhiều người có thói quen bảo quản socola trong tủ lạnh để ăn dần. Tuy nhiên, khi bảo quản socola trong tủ lạnh, hơi nước sẽ dễ tích lại, từ đó khiến cho 1 loại tinh thể đường sẽ xuất hiện trên bề mặt socola. Chúng không chỉ phá hỏng hương vị mà còn dễ sinh ra vi khuẩn độc hại. Chính vì vậy bạn không nên để socola trong tủ lạnh quá lâu.
Cà chua
Cà chua là một trong những loại thực phẩm thường được bảo quản trong tủ lạnh. Khí lạnh trong tủ sẽ ngăn cản cà chua chín tiếp, hạn chế được tình trạng thối, hỏng nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc khiến cho hương vị tươi ngon của cà chua ngừng phát triển. Khí lạnh cũng khiến cà chua bị khô, vỏ cà chua trở nên nhăn nheo, nước bị mất và cà chua dễ vỡ khi bạn cắt thái. Mùi vị thơm ngọt của cà chua cũng bị hao hụt.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Cơm nguội đừng bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, làm cách này giúp cơm để được lâu, hấp lại vẫn ngon như mới
-
7 thực phẩm không nên để trong tủ lạnh, nhiệt độ càng thấp càng mất chất, nhanh hỏng
-
Không phải mì tôm, đây là 5 thực phẩm khô dễ mua, dễ bảo quản, có thể tích trữ qua mùa dịch
-
Thịt lợn để trong tủ lạnh bao lâu thì không thể ăn được nữa? 4 dấu hiệu nhận biết thịt tươi hay ôi
-
Người hiểu biết không bao giờ để 10 thứ này vào tủ lạnh: Mất hết chất bổ còn biến tính gây ngộ độc