Không phải ai sinh ra đã biết và hiểu hết và các kỹ năng làm cha mẹ tốt nhất cho con mà cần phải thông qua sự chỉ dạy, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Trong khi đó, mỗi đứa trẻ sinh ra lại đều mang trong mình nhưng cá tính riêng biệt, nên không phải cách dạy nào cũng đúng đối với tất cả.
Tuy nhiên, trẻ em cũng là đối tượng rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là qua lời nói vô tình từ cha mẹ của mình. Sai lầm trong cách dạy con không phải là điều đáng trách, nhưng việc lựa chọn những từ ngữ phù hợp để dạy con cũng là cách giúp con trưởng thành tốt nhất. Để nuôi dạy con một cách tốt nhất cha mẹ không nên nói ra những lợi này đối với con.
1. "Con nên làm tốt hơn thế"
Ngay từ ngữ điệu của câu nói này đã cho thấy cha mẹ đang thể hiện thái độ không hài lòng về con dù cho con đã thực hiện với hết sức lực có thể. Điều này có thể khiến cho trẻ cảm thấy có lỗi, xấu hổ, tưởng như có thể khiến trẻ thay đối nhưng thực tế lại vô tình đẩy trẻ vào thế phòng thủ, sự tự tin bị giảm đi thậm chí là còn trở nên ít nghe lời cha mẹ hơn.
Để có thể hạn chế vô tình nói ra câu nói trên, cha mẹ nên tập trung vào hướng giải quyết vấn đề. Như vậy, bạn có thể tạo cho con cơ hội được thực hành để giải quyết các vấn đề và tự sửa lỗi của chính mình. Không những vậy, trẻ cũng có thể tự chủ động nghĩ về những cách ứng xử nên đưa ra ngay từ đầu.
2. "Đừng để bố/mẹ xấu hổ vì con"
Có thể thấy rằng đây là một trong những câu nói phổ biến cha mẹ hay sử dụng để mong muốn con phải làm thật tốt một điều gì đó. Và sâu trong đó cũng đồng với việc nếu con thất bại thì chắc chắn sẽ phải nghe những lời mắng mỏ. Điều này khiến cho trẻ cảm thấy tự ti, cho rằng bản thân không xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của cha mẹ, dẫn tới tự nghĩ mình là người vô dụng.
Chính vì vậy, thay vì tạo áp lực cho con như vậy, các bậc cha mẹ phụ huynh nên đưa ra những lời động viên nhẹ nhàng giúp con có thể tự tin vào chính mình, cố gắng hết sức thực hiện.
3. "Bố/ mẹ không tin con"
Bất kỳ đứa trẻ nào sinh ra, ngoài việc muốn tin tưởng vào ai đó thì chúng cũng muốn ai đó tin tưởng vào mình, nhất là bố mẹ. Trong độ tuổi hiếu động, đôi khi trẻ có thể gây ra những rắc rối không đáng có. Trong trường hợp như vậy, hầu hết cha mẹ sẽ chất vấn và có nhiều lời mắng mỏ, kèm theo các câu khẳng định như “Con đang nói dối”, “Bố/ mẹ không tin những gì con vừa nói”.
Những câu nói tưởng như đơn giản này sẽ là “con dao sắc bén" gây tổn hại nghiêm trọng tới mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, trẻ không còn tin tưởng vào cha mẹ, không còn muốn chia sẻ hay tâm sự bất kỳ chuyện gì của bản thân vì chúng nghĩ vốn cha mẹ đã không tin tưởng vào mình thì việc kể ra cũng bằng không mà thôi. Để tránh làm con bị tổn thương, cha mẹ nên chú ý hơn nữa đến lời nói của mình, cần thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng và hiểu được những điều trẻ đang làm.
4. "Bố/ mẹ đang rất bận"
Guồng quay của xã hội luôn khiến cho các bậc cha mẹ phải tất bật lo cơm áo gạo tiền, lo sự nghiệp và chuyện gia đình. Chính vì thế, họ không thể tránh khỏi những lúc bận rộn và cũng cần có những phút giây được yên tĩnh nghỉ ngơi và từ chối nói chuyện với con bằng những câu như “Đừng làm phiền bố/ mẹ”, “Bố/ Mẹ đang bận, con đi ra chỗ khác chơi". Nói một lần có thể không sao nhưng nếu như chúng thường xuyên xuất hiện khi trẻ cần tới sự giúp đỡ của cha mẹ thì đây sẽ là cách gián tiếp tạo nên một bức tường ngăn cách trong mối quan hệ này.
Việc làm này của cha mẹ có thể khiến cho trẻ dần sinh ra trầm cảm và cho rằng cha mẹ không muốn lắng nghe mình, mình là một mối phiền toái mà không ai cần đến. Từ đó, chúng sẽ có xu hướng ít chia sẻ và bày tỏ với bố mẹ khi lớn lên.
Vì vậy, nếu như quá bận để có thể dành thời gian chia sẻ với con, cha mẹ hãy nhẹ nhàng thành thật giải thích lý do với con và hẹn con sẽ cũng con nói chuyện khi đã xong việc.
5. "Bố mẹ đã nói với con rồi mà"
Có thể nói đây là câu nói tạo nên một bước cản lớn làm giảm thiểu sự sáng tạo của con. Cha mẹ nói câu này chỉ với suy nghĩ thể hiện sự hiểu biết của bản thân, con nên nghe theo cha mẹ mới đúng khiến cho con tự cảm thấy mình không nên có bước đột phá mà nên mãi sống theo khuôn khổ do chính bố mẹ tạo ra.
Trong xã hội ngày nay, người có sự sáng tạo luôn tạo ra nhiều thành tựu hữu ích cho công việc và cuộc sống. Tất nhiên không phải lối đi riêng nào cũng tạo nên sự khác biệt và dẫn tới con đường thành công. Nhưng việc kìm hãm sự phát triển và sáng tạo của con từ khi chúng còn nhỏ là điều không nên làm. Thay vào đó, bạn nên chia sẻ kinh nghiệm của bản thân cho con và động viên chúng vượt qua khó khăn, không sợ thất bại.
Có một câu nói như vậy: "Người lớn đã từng làm trẻ con, nhưng trẻ con lại chưa từng được làm người lớn". Những trải nghiệm của con trẻ luôn ít ỏi và cần phải được tích lũy dần dần theo năm tháng. Là những người đi trước và cũng là chỗ dựa vững chắc, cha mẹ nên lựa lời nói và hành động để dạy con, tránh làm chúng phải gánh chịu tổn thương tâm lý tới suốt cuộc đời.
Tác giả: Minh Hằng
-
Có 3 nơi trong nhà càng ngăn nắp càng mất hết lộc, ''càng lộn xộn'' vợ chồng càng ăn nên làm ra
-
Sự thông minh của con thường được thừa hưởng từ ai, bố hay mẹ?
-
Người ta thường nói: "Dùng nghèo để nuôi con trai, dùng giàu để nuôi con gái", sự thật là gì?
-
3 cơ hội tuyệt vời nhất cho não bộ của trẻ phát triển thông minh, cha mẹ đừng bỏ lỡ
-
Nguyên tắc "cha mẹ dạy - con áp dụng" để con không may đi lạc cũng sẽ trở về nhà an toàn