Trà xanh là một loại thức uống vô cùng quen thuộc trong văn hóa của các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Việc uống trà xanh được đánh giá có thể giúp bổ sung cho cơ thể nhiều dưỡng chất tốt tốt và cần thiết, chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức khỏe cho tim mạch. Tuy nhiên, để có thể giúp cho trà xanh được phát huy hết tác dụng của chúng thì người sử dụng cần lưu ý những điều dưới đây khi uống bởi nếu không trà xanh rất dễ phản tác dụng và khiến sức khỏe ngày càng giảm sút.
1. Uống trà xanh thay cho nước lọc hàng ngày
Tuy trà xanh được đánh giá là một trong những thức rất tốt nhất cho sức khỏe nhưng một trong những tác dụng của nó có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước nếu như không biết cách uống đúng đó chính là chức năng lợi tiểu. Chính vì vậy, nếu như bạn là người có thói quen uống trà xanh mỗi ngày thì nên uống nước lọc nhiều hơn để tránh bị mất nước.
Theo các chuyên gia, mỗi ngày, mỗi người chỉ nên uống khoảng từ 2 -3 tách trà xanh, tương đương vời 100 – 750mg chiết xuất từ trà xanh. Thời gian tốt nhất để bạn uống trà xanh hữu cơ hãm trong nước sôi từ 3 giờ chiều đến 5 giờ chiều.
2. Sử dụng nước trà xanh để uống thuốc
Việc sử dụng trà xanh để uống thuốc là một hành động phản khoa học, có thể gây kích thích hormone và kháng sinh bên trong cơ thể. Thói quen này không chỉ làm cho tác dụng của thuốc bị suy giảm lãng phí mà còn có thể gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa và gây nguy hiểm cho gan. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên uống trà xanh trước hoặc ngay sau bữa ăn khoảng 20 – 30 phút. Bởi, khi lượng protein và sắt trong thức ăn gặp axit tannic sẽ bị kết tủa, gây khó tiêu và giảm khả năng hấp thụ sắt và protein của cơ thể.
3. Uống trà quá đặc
Có không ít người có thói quen uống trà đặc. Nhưng bạn có biết rằng, trong thành phần của trà đặc có chứa hàm lượng chất tanin rất cao và việc hấp thụ lượng tanin này sẽ dẫn đến việc cơ thể bị thiếu hụt vitamin B, từ đó làm tăng nguy cơ mắc những bệnh như co thắt niêm mạc dạ dày; ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa. Không những vậy, việc uống quá nhiều trà còn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong đồ ăn giảm sút, về lâu dài dẫn đến bị thiếu máu; khiến cơ thể hấp thụ nhiều caffein; dễ gây đau đầu, mất ngủ…
4. Nước trà xanh để quá lâu
Khi uống trà, rất nhiều người thường không để ý đến việc nước trà đã được pha từ bao lâu, điều này sẽ làm giảm đi vị ngon hấp dẫn của trà, đồng thời dẫn tới hàm lượng cafein và tanin tăng cao gây ra khó chịu, không tốt cho hệ tuần hoàn, nhất là đối với người bị bệnh gút. Chưa kể việc ngâm trà quá lâu còn giải phóng hợp chất polyphenol đẩy nhanh quá trình oxy hóa tự nhiên, làm giảm chất dinh dưỡng trong trà, từ đó tạo điều kiện cho vi sinh vật như nấm, vi khuẩn phát triển.
5. Uống trà xanh khi nước vẫn còn quá nóng
Uống trà khi còn quá nóng là một trong những sai lầm mà rất nhiều người thường hay mắc phải. Theo một số chuyên gia, việc uống trà nóng sẽ khiến chất tannin trong trà dễ tan trong nước, tinh dầu thơm bay hơi. Đồng thời vitamin C và nhiều chất dinh dưỡng khác sẽ bị phân hủy, chuyển hóa thành chất có hại cho sức khỏe. Vì vậy, khi uống trà, người dùng chỉ nên duy trì nhiệt độ nước tầm 60 – 80 độ C để đảm bảo thưởng thức trà thơm ngon mà vẫn giữ được đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý, không uống trà quá lạnh vì sẽ dễ gây lạnh bụng.
Trà xanh đặc biệt tốt cho sức khoẻ. Nhưng nếu uống trà xanh không đúng cách sẽ dễ làm mất đi hương vị thơm ngon và nguồn dinh dưỡng có trong trà vì vậy bạn đừng quên những điều trên nhé!
Tác giả: Minh Hằng
-
6 loại thực phẩm cứ ăn vào là cơ thể tỏa ra mùi thơm tự nhiên, thoang thoảng, nhẹ nhàng nhưng quyến rũ
-
6 cặp đôi thực phẩm kết hợp với nhau vô cùng ăn ý, tạo nên những món ăn đặc biệt bổ dưỡng
-
3 tác dụng làm đẹp tuyệt vời từ ca cao tốt gấp bội trà xanh mà chị em nào cũng nên biết
-
Bật mí 5 loại đồ uống giúp giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ hiệu quả, cái thứ nhất không ai ngờ đến
-
7 thực phẩm giúp làm sạch, lấy lại cân bằng cho lá gan sau những ngày Tết ăn uống thả ga