Quả đào
Bên ngoài quả đào có một lớp lông tơ bao phủ, nhiều người cho rằng lớp lông này gây dị ứng nhưng thực tế không phải. Một số bác sĩ da liễu cho biết vỏ và cùi quả đào rất giàu protein thực vật, trong đó LTP là chất gây dị ứng phổ biến nhất.
LTP là một nhóm protein có khả năng vận chuyển lipid. Trẻ bị dị ứng với quả đào có thể bị sưng mặt, sưng môi, ho, tiêu chảy, phát ban da, nôn mửa,… sau khi ăn.
Dứa
Trong quả dứa có chứa bromelain – enzyme tiêu hóa có đặc tính phân hủy protein, làm mòn lớp niêm mạc đường tiêu hóa và có thể hấp thụ vào máu thông qua lớp niêm mạc ruột non.
Với những người có cơ địa dị ứng hoặc nhạy cảm với thức ăn từ trước thường dị ứng với bromelain trong dứa. Trẻ bị dị ứng với dứa khi ăn vào sẽ bị ngứa dữ dội, nổi mề đay, đau dạ dày, nôn mửa và tiêu chảy.
Xoài
Các chất protein, pectin và andehit trong quả xoài có thể gây dị ứng, gây kích ứng da và gây viêm da tiếp xúc. Không chỉ vậy, urushiol có trong nhựa trắng ở vỏ, đầu cuống và lá của quả xoài cũng có thể gây dị ứng khi tiếp xúc với cơ thể.
Trẻ bị dị ứng với xoài có thể gặp các triệu chứng như khó thở, sưng mặt, buồn nôn, nôn mửa, thậm chí là ngất xỉu,…
Kiwi
Kiwi cũng là một trong những loại quả dễ gây viêm họng dị ứng ở trẻ. Ngoài ra, kiwi còn làm tổn thương niêm mạc họng, ngứa họng, ngứa ran ở lưỡi và các triệu chứng khác. Đặc biệt, các triệu chứng dị ứng với kiwi ở trẻ em nghiêm trọng hơn người lớn vì vậy cha mẹ cần hết sức lưu ý.
Dừa
Dị ứng dừa tuy hiếm gặp nhưng lại rất nghiêm trọng. Nó thậm chí có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Khi cho trẻ tiếp xúc với dừa cha mẹ cần hết sức chú ý. Khi trẻ có các biểu hiện dị ứng thì cha mẹ cần “cách ly” trẻ với dừa ngay.
Chanh
Chanh cũng có thể gây dị ứng cho trẻ nhỏ. Nếu trong cơ thể trẻ có chứa hàm lượng axit cao, ăn thêm chanh vào sẽ làm cho hàm lượng axit đó tăng lên và sau đó chảy qua mạch máu dẫn đến dị ứng. Biểu hiện chủ yếu là phát ban khắp người.
Ngoài các loại quả trên thì khế chua, chuối, vải, dưa (đặc biệt là dưa đỏ) cũng dễ gây dị ứng cho trẻ. Biểu hiện dễ thấy là mẩn ngứa quanh miệng. Trường hợp trẻ bị dị ứng nặng kèm theo sưng phù mặt, môi, khó thở, nôn mửa, tiêu chảy thì cha mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Bé trai 8t hay dị ứng, chảy máu cam: BS nói con bị nhiễm trùng nội sọ, nguyên nhân từ thói quen đơn giản
-
Trời trở lạnh dùng tinh dầu rất tốt nhưng dùng theo cách này dễ gây dị ứng, ηgộ độc
-
Covid-19 và dị ứng theo mùa có rất nhiều triệu chứng giống nhau, dễ nhầm lẫn: BS chỉ cách phân biệt
-
Cơ địa dị ứng nhiều thứ, hồi nhỏ tiêm vắc-xin bị hành, giờ tiêm ngừa Covid-19 được không? Bác sĩ Khanh trả lời
-
8 loại lá dân gian giúp trị mẩn ngứa, mề đay, dị ứng hiệu quả