6 loại thực phẩm không nên ăn khi đang bị vết thương nhiễm trùng

( PHUNUTODAY ) - Những viết thương ngoài da, đặc biệt là những vết thương bị nhiễm trùng có thể được cải thện dựa trên một chế độ ăn uống phù hợp. Khi bị nhiễm trùng vết thương, bạn không nên ăn 6 loại thực phẩm này, nếu không sẽ khiến vết thương trở nặng thêm.

1. Đồ nếp

Khi bị các vết thương nhiễm trùng, bạn tuyệt đối không nên ăn các món đồ nếp như xôi, bánh chưng, các loại bánh rán... Gạo nếp vốn có tính nóng khi chế biến thành món ăn cũng sẽ mang tính nóng. Nếu bạn ăn đồ nếp khi đang có vết thương bị nhiễm trùng thì vết thương đó rất dễ bị sưng tấy, gây mù và thành sẹo cho da sau khi lành lại. Thường những vết sẹo này cũng rất khó để bạn có thể xóa bỏ trong tương lai.

Tuy các món đồ nếp rất ngon, tiện dụng, cũng như là món ăn yêu thích của rất nhiều người, nhưng nếu bạn đang bị các vết thương hở, hay vết thương bị nhiễm trùng thì tuyệt đối nên hạn chế ăn chúng nhé. Thay vì đồ nếp, bạn có thể thưởng thức một số món ăn được chế biến từ gạo tẻ lành tính như: bánh xèo, bánh bao...

2. Thịt gà

Thực phẩm đứng thứ hai trong danh sách các loại thực phẩm nên kiêng kị khi bị các vết thương nhiễm trùng đó là thịt gà, nhất là khi vết thương đang trong giai đoạn phục hồi. Thịt gà, đặc biệt là phần da gà, khi người có vết thương bị nhiễm trùng ăn vào sẽ khiến vết thương bị ngứa và thời gian lành vết thương cũng lâu hơn. Cách tốt nhất là bạn nên kiêng ăn hoàn toàn thịt gà cho đến khi vết thương lành lại, tránh để lại sẹo.

Nhiều người thường có suy nghĩ chỉ cần ăn thịt gà bỏ đi phần da là được những để đảm bảo, tốt nhất bạn nên kiêng hết thịt gà đến khi vết thương lành hẳn nhé! Thay vì thịt gà, bạn có thể chuyển sang thưởng thức các món ăn từ thịt gia cầm khác như thịt vịt, thịt ngan...

3. Thịt bò

Trong thời gian vết thương bị nhiễm trùng hoặc trong quá trình hồi phục, bạn nên hạn chế tuyệt đối ăn thịt bò, đặc biệt trong giai đoạn lên da non. Đây là một trong những loại thực phẩm rất giàu đạm và sắt rất tốt cho việc tạo máu, tốt cho sức khỏe nhưng chúng lại làm cho vết thương chuyển sang màu sậm, cho đến khi vết thương khô lại sẽ để lại sẹo thâm trên da, gây mất thẩm mĩ.

Ngoài ra, những người đang bị mụn hay có mụn trứng cá nhiều cũng không nên ăn quá nhiều thịt bò.

4. Trứng

Mặc dù, trứng là một trong những loại thực phẩm được xếp vào danh sách những thực phẩm giúp tái tạo da nhanh chóng nhưng lại là thực phẩm không tốt cho vết thương bị nhiễm trùng. Khi vết thương chưa lành lại hẳn mà bạn đã sử dụng trứng sẽ có thể để lại sẹo lồi.

Ngược lại với thịt bò khiến cho vết thương sậm màu hình thành nên sẹo thâm thì trứng lại khiến cho vết thương sau khi lành sẽ trắng hơn so với những vùng da xung quanh. Đến lúc đó, vết trắng sẽ giống như lang lổ, hay bệnh lang ben, trống rất mất thẩm mĩ. Trứng là thực phẩm được chế biến trong rất nhiều món ăn khác nhau, vì vậy khi ăn bạn nên chú ý, tránh ăn phải.

5. Rau muống

Rau muống là một loại rau ngon và phổ biến, tuy nhiên chúng lại là thực phẩm không tốt cho vết thương bị nhiễm trùng. Nguyên nhân là do, rau muống là một loại rau có tính mát, nhuận trường, lợi tiểu, có thể giải độc và sinh da thịt. Nhưng thời gian da đang bị tổn thương, việc ăn rau muống sẽ làm đầy vết thương và để lại sẹo lồi.

6. Các loại đồ ăn gây kích thích

Để tránh vết thương bị sung mủ, viêm da khiến bề mặt da lâu lành thì bạn nên hạn chế ăn một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, sò và một số loại hải sản khác,… Tuy nhiên, bạn cũng không nên kiêng kị hoàn toàn loại thực phẩm này vì trong hải sản có chứa rất nhiều kẽm và selen có tác dụng giúp vết thương mau lành, chống bị nhiễm khuẩn. Mà bạn chỉ nên ăn với một số lượng nhỏ thôi nhé!

Nên ăn kiêng trong bao lâu?

Tùy thuộc vào mức độ xâm lấn vết thương và cơ địa mỗi người mà thời gian kiêng ăn những thực phẩm kể trên có thể kéo dài từ 5 đến 7 ngày, thậm chí có thể dài hơn. Như vậy, vừa có đủ thời gian để da có thể tái cấu trúc lại những mô bị thương tổn. Khi thấy vết thương đã khô, liền da và khép miệng lại là có thể ăn một chút rồi. Để vết thương có thể nhanh chóng lành lại, bạn nên chăm sóc và vệ sinh vết thương hàng ngày, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tăng cường bổ sung vitamin C và nước cho cơ thể. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh những tác động tiêu cực ở bên ngoài vào vết thương đang dần hồi phục như không bóc cậy, gãi… bởi có thể để lại sẹo xấu ở trên cơ thể. 

Tác giả: Minh Hằng