Cây cảnh bây giờ đã trở thành nhu cầu thiết yếu của các gia đình, hầu hết mọi nhà đều trồng cây cảnh để mang màu xanh và oxy tự nhiên về nhà. Nhưng nếu bạn vẫn hay thắc mắc tại sao nhà khác trồng cây đẹp thế mà cây nhà mình ngày ngày hỏi thăm chăm bẵm vẫn không lớn thì xem bạn có mắc phải lai lầm sau không nhé:
Vị trí đặt cây cảnh trong nhà
Cây cảnh không phải đặt chỗ nào cũng được bởi bản thân chúng đáng lẽ ra là được đặt ở nơi tự nhiên thoáng khí thoáng gió... Do đó khi trồng trong nhà bạn phải nhìn xem chỗ đặt cây có phù hợp không. Nơi tốt nhất là nơi thoáng gió có ánh sáng mặt trời. Tránh tuyệt đối các vị trí như cạnh bếp, cạnh tủ lạnh, dưới điều hòa, đối diện điều hòa, ngay bên cạnh thiết bị điện tử mạnh... Vì như thế cây sẽ bị chết hoặc yếu do nhiệt độ. Đặt ở nơi nhiều sáng nhưng thiếu khí như kiểu nhà kính, bạn đi suốt ngày thì cây đủ sáng nhưng cũng thiếu không khí nên yếu đi.
Cho cây hưởng ánh sáng một cách đột ngột
Trong nhà thường thiếu nắng thiếu khí nên những người trồng cây cảnh đều thường biết quy luật thỉnh thoảng mang cây của mình ra ngoài "tắm nắng". Tuy nhiên bạn nên nhớ cây cảnh ở lâu trong nhà đã suy yếu và nhạy cảm hơn với ánh nắng ánh sáng. Nên bạn cần thực hiện thao tác từ từ, ví dụ cây trong nhà thỉnh thoảng mang ra ban công để nhưng tránh nắng chiếu trực tiếp vào và bạn nên làm theo cách tăng giảm từ từ. Cây mới mua về để ban công rồi nhích dần vào trong nhà để quen dần với thiếu sáng. Khi mang ra tắm nắng cũng làm theo cách tương tự như vậy.
Và bạn cũng nên hoạt động này thường xuyên chứ không phải để cả tháng trong phòng rồi lại đùng cái dịp nghỉ lễ mang cây ra sáng. Cây đang ở trong nhà lâu mà đột ngột ra sáng và nắng có thể cháy lá, chết, kể cả loài cây đó vốn dĩ ưa sáng. Các cây trồng trong nhà thường thích ánh sáng phân tán chứ không thích ánh nắng trực tiếp.
Trồng cây trong chậu nhựa
Chậu nhựa tiện dụng, nhẹ nên nhiều người yêu thích. Nhưng chậu nhựa thực sự không thích hợp cho cây cảnh, càng chậu nhỏ mà chậu bằng nhựa càng gây bí hơi và làm nóng cho cây. Chậu nhựa không giúp thoát nước và không tạo độ thoáng khí. Trong nhà môi trường kín không khí và nắng ít lại trồng trong chậu nhựa thì cây càng bị ngột ngạt. Do đó hãy chọn trồng chậu sứ, chậu gốm và chậu bằng đất nung được đánh giá là tốt nhất.
Không cẩn thận kiểm tra sức khỏe rễ của cây cảnh
Nếu bạn muốn cây cảnh trồng trong nhà phát triển khỏe mạnh trong một thời gian dài, bạn phải đảm bảo rằng bộ rễ của chúng phát triển khỏe mạnh. Rễ yếu thì cây chết đó là điều đơn giản dễ hiểu. Bạn có thể lật cây lên để kiểm tra rễ của chúng. Nếu cây cảnh có quá nhiều rễ héo hoặc rễ thối, bạn phải loại bỏ, dọn dẹp sạch các phần rễ thối. Sau khi xử lý rễ thối, ngâm trong dung dịch khử trùng hơn nửa giờ, sau đó cấy lại cây vào bầu đất mới.
Làm sạch lá cây không đúng cách
Cây cảnh có khả năng thanh lọc không khí và bụi nên chúng thường xuyên bị bám bụi bẩn. Do đó bạn cần thường xuyên lau lá cho chúng để chúng trở lại bóng xanh, đẹp. Nếu không chịu khó lau thì bụi phủ một lớp khiến lá quang hợp kém nên cây yếu dần. Nhưng nếu khi bạn lau lá mạnh tay có thể gây bầm dập làm lá bị thâm đen, vàng đi. Thông thường, bạn cần rửa lá bằng nước sạch khoảng 2 đến 3 tuần một lần. Bạn cũng có thể lau lá bằng khăn mềm ẩm vừa có tác dụng giữ lá sạch sẽ vừa tăng cường khả năng quang hợp cho cây. Nhưng lưu ý nên làm nhẹ nhàng không tổn thương đến lá cây.
Bón phân cho cây cảnh không thích hợp
Phân bón là thức ăn cho cây cảnh. Khi cây thiếu thức ăn chúng sẽ lụi tàn. Chúng ta cần bón phân vào mùa sinh trưởng, vào dịp cây ra hoa, và khi cây ngừng sinh trưởng thì không bón. Ba mùa xuân, hạ, thu là mùa cao điểm cho sự phát triển của cây cảnh. Lúc này có thể bổ sung phân bón thường xuyên. Nếu bạn là dân không chuyên tốt nhất nên chọn phân bón chậm để cây ăn từ từ. Bón không cẩn thận thì rễ cây bị chết. Với các loại nước trong nhà cũng nên chú ý tránh tưới quá nhiều nước dinh dưỡng hoặc tránh tưới quá thường xuyên hoặc quá ít.
Trồng cây cảnh đôi khi giống như nuôi con mọn nên bạn cần dành thời gian tìm hiểu về đặc điểm loại cây mình trồng và chăm sóc chúng đúng cách thì cây mới lên tốt được.
Tác giả: An Nhiên
-
Ngày Trùng Cửu là gì? Nên làm gì để gọi lộc may đến?
-
Dầu ăn chiên rán còn thừa có dùng lại được không?
-
Cách bảo quản thịt vịt trong tủ lạnh, để cả tháng thịt vẫn mềm ngon
-
Đúng ngày Tết Trùng Cửu 9/9 âm lịch: Có 3 việc nên làm để tránh rủi đón may, gọi tài lộc vào nhà
-
Nhà ai có 7 dấu hiệu này: Chúc mừng vì ở trong mảnh đất vượng khí, tốt cho phong thủy, cực giàu