6 trường hợp mẹ bầu nên chọn biện pháp sinh mổ thay vì sinh thường

( PHUNUTODAY ) - Hầu hết phụ nữ mang thai đều muốn được sinh thường. Tuy nhiên, nếu rơi vào những trường hợp này thì sinh mổ là biện pháp an toàn hơn cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Khung chậu bất thường

Nếu mẹ bầu có khung chậu hẹp tuyệt tối, khung chậu méo, khung chậu giới hạn làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm thất bại thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai.

Đường ra của thai bị cản trở

Nếu mẹ bầu có khối u tiền đạo như u xơ tử cung, u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng hay bất cứ khối u nào khác nằm trên đường thai đi ra sẽ làm cản trở quá trình sinh thường. Trong trường hợp này mẹ bầu nên chọn biện pháp sinh mổ.

Nếu rau tiền đạo trung tâm hay rau tiền đạo chảy máu, các bác sĩ cũng sẽ mổ cấp cứu để cứu mẹ.

Tử cung có sẹo mổ

Với phụ nữ từng làm phẫu thuật bóc u xơ, phẫu thuật tạo hình tử cung, khâu chỗ vỡ, chỗ thủng tử cung, phẫu thuật cắt xén góc tử cung, sừng tử cung, phẫu thuật mổ lấy thai thì tử cung sẽ để lại những vết sẹo.

Khi tử cung có vết sẹo cũ thì phụ nữ nên chọn sinh mổ.

Trong một vài trường hợp nhất định bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu sinh mổ

Chỉ định mổ vì nguyên nhân của người mẹ

Ở những mẹ bầu có bệnh lý toàn thân mạn tính hay cấp tính nếu sinh thường sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng (bệnh tim nặng, tiền sản giật nặng và sản giật…)

Nếu có bất thường ở đường sinh dục dưới như hẹp âm đạo, vách ngăn ngang âm đạo tiền sử mổ rò âm đạo trực tràng, mổ sa sinh dục, tiền sử sinh trước có rách tầng sinh môn độ 4 thì không nên sinh thường.

Đối với phụ nữ có dị dạng ở tử cung như tử cung đôi, tử cung hai sưng, vách ngăn tử cung ảnh hưởng đến đường ra của thai nhi thì sẽ được bác sĩ chỉ định sinh mổ.

Nguyên nhân về phía thai

Nếu thai nhi gặp các vấn đề như: suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng trong tử cung nặng, thai thiếu máu, ngôi thai bất thường, đai thai, chuyển dạ có diễn tiến suy thai khi chưa đủ điều kiện sinh đường dưới thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai.

Chỉ định mổ lấy thai vì các diễn biến bất thường trong chuyển dạ

Trong quá trình chuyển dạ nếu có diễn biến bất thường như: cổ tử cung mở hết nhưng đầu không lọt, suy thai cấp, chuyển dạ kéo dài, chảy máu vì rau tiền đạo, rau bong non, dọa vỡ và vỡ tử cung, sa dây rốn khi thai còn sống, sa chi sau khi đã thử đẩy lên nhưng không thành công,… bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai.

Sinh mổ có ảnh hưởng thế nào đến mẹ và thai?

Mặc dù sinh mổ giúp quá trình sinh nở của người mẹ trở nên nhẹ nhàng hơn nhưng các chuyên gia khuyến cáo sinh đường âm đạo tự nhiên vẫn tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé.

Việc sinh mổ có thể đe dọa đến sức khỏe của mẹ như tai biến sản gần (chảy máu sau sinh, tử cong, tai biến, bung vết mổ, liệt ruột, tụt huyết áp), tai biến sản xa (tắc ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, dính ruột, có sẹo trên thân tử cung gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con lần sau, chửa vết mổ ở lần mang thai sau).

Thai nhi sinh mổ thường có sức khỏe yếu hơn, có nguy cơ biến chứng như: ảnh hưởng bởi thuốc mệ, bị chạm thương khi phẫu thuật, tử vong chu sinh ở trẻ sinh mổ cao hơn so với trẻ sinh thường, suy hô hấp sơ sinh.  

Tác giả: Trần Thu Thủy