Trẻ sinh mổ không bị ảnh hưởng IQ nhưng có 7 thiệt thòi con phải gánh chịu lâu dài

07:00, Thứ hai 13/09/2021

( PHUNUTODAY ) - Trẻ sinh mổ so với trẻ sinh thường có nhiều thiệt thòi hơn, mẹ nên đọc để biết cách chăm con kỹ lưỡng hơn nhé!

Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, việc sinh đẻ của phụ nữ trở nên thuận lợi và an toàn hơn nhiều. Với những ca sinh khó, bác sĩ sẽ áp dụng việc đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Tuy nhiên, việc sinh mồ dù không làm trẻ ảnh hưởng tới trí thông minh nhưng vẫn khiến trẻ thiệt thòi hơn về sức khỏe.

Hệ hô hấp của những bé sinh mổ bao giờ cũng yếu hơn bé sinh thường

Việc không đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ khi chào đời bằng phương pháp đẻ mổ khiến phổi của trẻ không nhận được lực co thắt mạnh của cổ tử cung ép chặt để vắt sạch nước ối trong phổi, nên nhiều bé còn tồn dịch phổi, dễ bị khò khè hoặc mắc các bệnh về hô hấp sau này. Theo các chuyên gia, hệ hô hấp của những bé sinh thường bao giờ cũng tốt hơn sinh mổ.

Trẻ sinh mổ dễ béo phì sau khi lớn lên

Theo các nghiên cứu của nước ngoài, so với trẻ sinh tự nhiên, trẻ sinh mổ có nguy cơ béo phì cao hơn khi đến tuổi trưởng thành, từ 30 - 40 tuổi. Người ta thường tin rằng vì trẻ sinh mổ không được tiếp xúc với tất cả các loại vi khuẩn trong ống sinh và đường tiêu hóa của người mẹ, do đó đường tiêu hóa và hệ miễn dịch sẽ kém phát triển hơn. Tuy nhiên, vì nguyên nhân gây béo phì khá phức tạp, và cũng có thể liên quan đến nội tiết và các bệnh lý khác nên cũng giống như việc cho rằng bé sinh mổ kém thông minh hơn, hiện tại vẫn chưa có kết luận chính xác.

Hệ miễn dịch của những bé sinh mổ bao giờ cũng yếu hơn bé sinh thường

Các nhà nghiên cứu tin rằng, quá trình chuyển dạ “đánh thức” hệ miễn dịch của bé. Ở trẻ sinh thường, trẻ được tiếp xúc với vi khuẩn có lợi trong môi trường âm đạo của mẹ. Vì thế, tự cơ thể của bé có thể sản xuất hệ miễn dịch. Đây là bước quan trọng đầu tiên để phát triển hệ miễn dịch của trẻ. Trong quá trình chuyển dạ đối với sản phụ sinh thường sẽ sản sinh ra nhiều hormone giúp trẻ đề kháng tốt hơn nên trẻ sinh thường chỉ mất khoảng 10 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt.

Đối với trẻ sinh mổ, bé không tiếp nhận được điều này, dẫn đến vi khuẩn có lợi chậm khu trú trong đường ruột nên sự phát triển của hệ miễn dịch bị chậm trễ.

Việc hoàn thiện hệ miễn dịch đối với trẻ sinh mổ có thể kéo dài đến 6 tháng, khi đó mới đạt được số lượng vi khuẩn tốt, trong khi đó trẻ sinh thường chỉ cần mất 10 ngày đã có được. Vì thế, trẻ sinh thường ít ốm vặt và nuôi cũng dễ hơn trẻ sinh mổ.

8

Trẻ sinh mổ dễ bị hen suyễn và dị ứng

Một nghiên cứu của Viện Sản nhi Hoa Kỳ vào năm 2017 cho thấy sinh con bằng phương pháp sinh mổ thực sự sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng và hen suyễn ở trẻ. Vì trẻ sinh mổ không tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn trong ống sinh và các vi sinh vật có liên quan trong đường tiêu hóa của mẹ nên hệ miễn dịch nhận được ít hơn và dễ bị dị ứng hơn trong quá trình lớn lên.

Hệ tiêu hóa của trẻ sinh mổ bao giờ cũng yếu hơn bé sinh thường

So với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ bị thiệt thòi do hệ vi sinh đường ruột phát triển chậm hơn.Trẻ khi sinh ra, trong quá trình chui qua ống sinh của mẹ, đã được tiếp xúc với vi khuẩn cơ thể mẹ và qua đó kích thích sự khu trú các vi khuẩn tốt trong ruột của bé.

Trẻ sinh thường được thừa hưởng ở mẹ những vi khuẩn có lợi, từ đó hình thành vi khuẩn có ích trong đường ruột giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh về dị ứng thức ăn, giảm tỉ suất mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột nhờ tạo nên môi trường sinh lý chống lại vi khuẩn gây bệnh. Mặt khác, vi khuẩn đường ruột còn tham gia tổng hợp vitamin K, B rất tốt cho sức khỏe của trẻ.

Thế nhưng trẻ sinh mổ lại không có được sự thừa hưởng kể trên. Trẻ sinh mổ do khả năng sinh ra vi khuẩn chí đường ruột chậm chạp nên cũng dễ gặp những vấn đề về tiêu hóa như: nôn trớ, ợ hơi, táo bón, chướng bụng, tiêu chảy. Đặc biệt, với hệ tiêu hoá còn non nớt dẫn đến việc hấp thu dưỡng chất bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Trẻ sinh mổ dễ bị rối loạn tích hợp cảm giác

Suy nghĩ không kiểm soát được hành vi là rối loạn tích hợp các giác quan, một trong những yếu tố gây ra căn bệnh này là mổ lấy thai. Trẻ sinh ra tự nhiên sẽ có quá trình não và cơ thể hợp tác với nhau, nhưng thai nhi sinh mổ không có cơ hội này.

Trẻ sinh mổ dễ mắc chứng ADHD

Một số chuyên gia chỉ ra rằng do sinh mổ cản trở tiếp xúc thần kinh và các thay đổi cảm giác khác, trẻ sinh mổ dễ mắc ADHD và các bệnh tương tự như ADHD.

Nhưng việc sinh mổ hay sinh thường ngày nay đều do các bác sĩ quyết định. Những bà mẹ này không thích hợp để sinh con tự nhiên:

- Thai nhi quá lớn và khung xương chậu của người mẹ không thể chứa được phần đầu của thai nhi . Trong quá trình khám thai, nếu bác sĩ đánh giá thai nhi nặng trên 4kg, có nguy cơ khi sinh thường thì đa số sẽ đề nghị mổ lấy thai.

- Khung chậu của mẹ bị hẹp hoặc bị biến dạng . Điều này thường là một phụ nữ có cấu trúc xương chậu bất thường, chẳng hạn như bệnh nhân bại liệt, tiền sử gãy xương chậu, thân hình nhỏ nhắn hoặc mắc bệnh nhân lùn…

- Trong quá trình sinh nở, các trường hợp đặc biệt xảy ra đối với bào thai hoặc người sinh sản . Ví dụ như dây rốn quấn cổ, chức năng nhau thai kém, hít phải phân su, hoặc các biến chứng như cao huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật…

- Sản phụ bị hội chứng tăng huyết áp nặng do thai nghén và các bệnh khác mà không thể sinh con tự nhiên như tiền sản giật, bệnh tim….

- Vị trí của thai nhi bất thường

- Mẹ mang đa thai.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo