Tai nạn thường xảy ra nhất trong thai kỳ, mẹ bầu nào cũng cần phải biết

13:51, Thứ bảy 02/10/2021

( PHUNUTODAY ) - Chỉ trong 9 tháng 10 ngày trước khi em bé chào đời, phụ nữ ngoài cảm xúc hạnh phúc khi được làm mẹ, họ còn đối diện với những nỗi lo lắng về những tai nạn khi mang thai. Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý những điều sau đây:

Ngã và va chạm

Bà bầu thỉnh thoảng sẽ có những cơn chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng khi lên hoặc xuống cầu thang. Do đó khi di chuyển, bà bầu cần phải bước chậm, tay bám vào thành lan can hoặc trên tường. Ngoài ra, khi đứng dậy khỏi ghế hoặc giường, bà bầu cũng nên cẩn thận từng chút một.

Mặc dù khi di chuyển trên bề mặt phẳng như trên mặt đất, nhưng kích thước bụng lớn có thể khiến bà bầu va phải những góc cạnh của bàn, đồ nội thất… Đặc biệt, bà bầu không nên sử dụng thảm trong nhà vào thời điểm này để tránh trường hợp bị vấp hoặc trượt chân.

ba-bau_dlxr

Chảy máu

Khi mang thai, có một số trường hợp bị chảy máu rất đáng để quan tâm. Trong những tháng đầu của thai kỳ, nếu thấy máu chảy bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ gấp vì đó có thể là dấu hiệu của việc động thai. Nếu chảy máu sau khi quan hệ tình dục hoặc khám phụ khoa trong khi mang thai cũng cần phải cẩn trọng.

Trượt chân trong bồn tắm

Khi mang thai, cân nặng của phụ nữ thay đổi, càng về tháng cuối của thai kỳ thì trọng lượng càng đổ dồn về bụng nhiều hơn. Lúc này, bà bầu cần phải thận trọng khi bước vào hoặc ra khỏi bồn tắm hay vòi hoa sen. Để cẩn thận hơn, bà bầu nên sử dụng thảm chống trượt đặt ở bên ngoài phòng tắm, khi di chuyển trong bồn tắm cần chú ý hơn.

Bong gân mắt cá chân

Khi tăng cân quá nhanh, trọng lượng sẽ dồn lên bàn chân và có thể dẫn tới tình trạng mất thăng bằng khi đứng. Việc giữ thăng bằng kém, chóng mặt cũng khiến bàn chân bị bong hoặc trẹo chân.

Để tránh tình trạng bị trẹo chân bất ngờ khi di chuyển, bà bầu cần bước đi cẩn thận ở nơi ẩm ướt hoặc bề mặt nghiêng.

160929-dau-hieu-sap-sinh-con-o-tuan-38

Mẹ bầu cũng cần bổ sung 5 dưỡng chất không thể thiếu cho thai kỳ như sau:

  • Lợi khuẩn (Probiotics): giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả trong suốt hơn 9 tháng mang thai. Và khi mẹ sinh bé, Probiotics sẽ được truyền sang con thông qua đường sinh, giúp bé có một đường ruột hoạt động tốt để khỏe mạnh, tránh đầy hơi, táo bón, đau bụng, trào ngược dạ dày… trong những năm đầu đời.
  • Axit folic: giúp bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ và tránh được các nguy cơ khuyết tật ống thần kinh mà phổ biến nhất là tật nứt đốt sống. Không chỉ cần bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai, mẹ cần tiếp tục tiêu thụ khoảng 400 – 600mcg axit folic mỗi ngày trong thời gian cho bé bú để giúp cơ thể thích nghi tốt với việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh.
  • Canxi: Bất cứ giai đoạn nào, bao gồm cả thời kỳ cho con bú, mẹ đều cần cung cấp đủ canxi và vitamin D cho cơ thể để giúp bé yêu phát triển tốt hệ xương và răng, đồng thời ngừa loãng xương cho mẹ
  • DHA: loại axit béo omega-3 vô cùng quan trọng với tác dụng giúp phát triển trí não của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không chỉ tốt cho trí não của trẻ mà DHA với đặc tính kháng viêm còn thúc đẩy quá trình phục hồi sau sinh của mẹ.
  • Sắt: Đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy trong máu. Thiếu máu có thể gây nên những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ như thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt, khả năng tập trung giảm sút.
  • Bổ sung vitamin hợp lý: Để có một thai kỳ khỏe mạnh, việc bổ sung vitamin và khoáng chất là một điều vô cùng quan trọng. Nhưng mẹ cũng cần lưu ý bổ sung vừa đủ, tránh chuyện thừa hay thiếu một loại vitamin nào đó. Hãy chắc chắn rằng mẹ đã trao đổi với bác sĩ trước khi chính thức bổ sung một loại vitamin nào đó.

Trong lúc mang thai người mẹ lưu ý đến những thói quen sinh hoạt của mình để không làm ảnh hưởng xấu đến con nhé!

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Mộc