Thích ngắt lời
Trẻ có thể vô cùng hào hứng khi nói với bố điều gì đó hoặc đặt một câu hỏi, nhưng việc để con ngắt lời không dạy con cách quan tâm đến người khác.
Một số đứa trẻ cho rằng đó là cách thu hút sự chú ý. Nếu chuẩn bị gọi điện hoặc đến thăm bạn bè, hãy nói với con rằng bé cần im lặng và không ngắt lời bố mẹ. Sau đó cho trẻ chơi với một món đồ chơi đặc biệt mà bạn vẫn cất giấu. Nếu con ngắt lời, hãy chỉ vào một chiếc ghế hoặc cầu thang và nói với rằng hãy yên lặng ngồi đó cho đến khi bố nói xong.
Không tôn trọng cha mẹ, người lớn tuổi, có hành vi hỗn hào
Một đứa trẻ nọ cùng mẹ đi trung tâm thương mại. Khi người mẹ đang thử quần áo, chưa kịp mua kem cho con gái thì bé đã lập tức lấy chân đạp vào mẹ. Tuy nhiên, người mẹ không có động thái nhắc nhở mà chỉ bỏ qua.
Hay có câu chuyện như này: Ông nội chuyển kênh TV. Cháu vì không được xem hoạt hình nên đã quát tháo, thậm chí đánh ông. Thế nhưng ông cũng không mắng mà vội vàng chuyển kênh lại cho cháu.
Khi nói về trình độ đọc viết của một đứa trẻ, điều đó phụ thuộc vào khả năng. Nhưng mức độ, phẩm chất đạo đức là đặc điểm cơ bản nhất của con người. Nếu con em chúng ta vô tư văng tục, hỗn hào với người lớn tuổi thì cha mẹ bắt buộc phải kỷ luật nghiêm khắc. Đây không chỉ là vấn đề giáo dục gia đình mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tương lai, đạo đức của trẻ sau này.
Tính tình cố chấp, thích làm tổn thương người khác
Một số cha mẹ vì quá yêu thương con cái nên bao dung một số tật xấu ở con như nhỏ nhen, cố chấp,... Kết quả là con ngày càng xấu tính, ích kỷ, vô lý. Đứa trẻ có tính cách này chẳng bao giờ được lòng mọi người xung quanh.
Không chỉ vậy, kiểu trẻ này còn hay hả hê, thích thú trước nỗi buồn, sự đau khổ người khác. Có những đứa trẻ thích xé vở, phá đồ chơi của bạn. Cả hành vi này và cảm xúc phía sau nó đều rất nguy hiểm. Về lâu dài, trẻ không biết đúng sai khi trưởng thành rất dễ đi vào con đường phạm pháp.
Trẻ không có quy tắc, tiêu chuẩn
Trong quá trình trưởng thành của một đứa trẻ cần có các quy tắc. Từ 3 - 6 tuổi là thời điểm quan trọng để thiết lập các quy tắc, dạy trẻ hiểu đúng sai. Cha mẹ nên dạy trẻ điều này càng sớm càng tốt, cho con biết đâu là trật tự cơ bản, hành vi nào tốt, hành vi nào xấu.
Bên cạnh đó, cha mẹ dạy con cách bày tỏ cảm xúc hợp lý, cách giải quyết vấn đề thông qua giao tiếp và học cách bày tỏ nhu cầu bản thân đúng đắn. Trên con đường trưởng thành của trẻ, không chỉ trẻ mà chính cha mẹ cũng cần học hỏi để có thể thấu hiểu và đồng hành cùng con tốt nhất.
Chơi quá thô bạo
Thông thường khi lũ trẻ chơi với nhau, chúng sẽ tự giải quyết vấn đề của mình. Nhưng nếu con trở nên hung hăng một cách tinh vi, chẳng hạn như để chân khiến bạn vấp ngã, nhéo bạn bè.
Nếu bố không can thiệp, hành vi thô bạo có thể trở thành một thói quen cố hữm, thêm vào đó, nó gửi đi một thông điệp rằng việc làm tổn thương con người là điều có thể chấp nhận được.
Thường xuyên nổi cáu
Trẻ em thường có thể gặp khó khăn khi đối mặt với cảm xúc của mình. Nếu điều này xảy ra, hãy lùi lại một bước và xem xét tình hình. Bé có thể đang phải vật lộn để đối phó với những cảm xúc không thoải mái, như tức giận, buồn bã hoặc thất vọng. Một lý do khác khiến cơn giận dữ có thể xảy ra là trẻ cố gắng tự kiểm soát tình hình.
Nếu điều này xảy ra, hãy lùi lại một bước và xem xét. Ví dụ, nếu con luôn làm ầm lên đòi mua đồi chơi khi bước vào một cửa hàng, thì lần tới, trước khi bước vào một cửa hàng, hãy nói với trẻ rằng chúng ta chỉ ở đó để mua sắm hàng hóa, không phải đồ chơi.
Trẻ "đe dọa", ép buộc bố mẹ làm theo ý mình
Đây là trường hợp mà không ít bậc cha mẹ từng gặp qua. Khi không được bố mẹ chiều ý, không ít đứa trẻ vùng vằng: "Mẹ mà không mua đồ cho con thì con không đứng dậy" hay "Mẹ không mua thì con ghét mẹ",... Trước tình cảnh này nhiều cha mẹ đành thỏa hiệp với con. Đây là hành động sai, đúng ra cha mẹ cần kiên quyết, thể hiện sự không hài lòng và giải thích cho con biết đòi hỏi của mình là sai.
Nếu cha mẹ vẫn chiều chuộng thì nhu cầu, đòi hỏi của con càng ngày càng lớn. Sự ích kỷ, bất mãn, không biết tốt xấu cũng theo đó mà tăng. Vậy nên với những vấn đề mang tính nguyên tắc, cha mẹ cần phải cứng rắn hơn.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Vỏ dưa hấu ăn xong đừng vội vứt đi, đem làm 3 món này cả nhà khen nức nở
-
Thêm 2 gia vị này khi rang tôm, tôm lên màu đỏ đẹp lại giòn ngon
-
5 tư thế ngồi xấu dễ khiến trẻ gù lưng, mẹ giúp con sửa ngay kẻo tương lai thấp lùn
-
4 sai lầm khi xào rau xanh khiến món ăn bị thâm đen, giảm chất dinh dưỡng
-
4 sai lầm khi dùng quạt mùa hè khiến trẻ ốm sốt, đi viện liên tục