5 tư thế ngồi xấu dễ khiến trẻ gù lưng, mẹ giúp con sửa ngay kẻo tương lai thấp lùn

( PHUNUTODAY ) - Nhiều cha mẹ không để ý, để con ngồi theo những tư thế này lâu ngày sẽ khiến con gù lưng, khó có thể cao lớn như các bạn cùng trang lứa.

Ngồi khom lưng

Vẹo cột sống là một vấn đề về xương phổ biến. 80% trong số đó phát triển từ giai đoạn trẻ 10-15 tuổi. Đặc biệt, các bé gái có nguy cơ bị cong vẹo cột sống cao hơn các bé trai. Một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do tư thế ngồi khom lưng.

Cha mẹ có thể quan sát mỗi khi trẻ ngồi vào bàn học thường khom lưng, cúi đầu sát vào sách vở. Lâu dài điều này sẽ khiến lưng bị gù, ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống và cuối cùng là sự phát triển của thân hình.

Ngồi cúi đầu

Tư thế này ảnh hưởng đến trẻ từ khoảng 1 tuổi. Lúc này trẻ chưa thành thạo trong việc đi lại, phần lớn trẻ đều chọn cách quỳ và nghịch đồ chơi. Khi lớn hơn, trẻ thường quen với tư thế ngồi duỗi thẳng chân trên ghế sofa và cúi đầu nghịch điện thoại.

Tư thế ngồi này gây nhiều tác hai tới trẻ nhỏ, khiến đốt sống cổ bị cong vẹo ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ và sức khỏe. Ngồi cúi đầu trong thời gian dài khiến trẻ có nguy cơ giảm thị lực, tác động tiêu cực đến sự cân bằng và phối hợp của toàn cơ thể.

Ngồi hình chữ W

Có nhiều bé gái cảm thấy thoải mái khi ngồi ở tư thế này. Có nhiều mẹ thấy con ngồi như vậy thì thấy dễ thương nên vô tình bỏ qua. Thế nhưng theo các chuyên gia thì cha mẹ cần giúp con sửa lại ngay bởi nếu ngồi lâu ở tư thế này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển xương của trẻ.

Tư thế ngồi này đòi hỏi trẻ phải xoay đùi vào trong và xoay bắp chân ra ngoài. Duy trì tư thế ngồi như vậy lâu có thể khiến xương chân của trẻ bị cong, thậm chí hình thành chân vòng kiềng. Hơn nữa, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe, chiều cao và ngoại hình về sau.

Ngồi gác chân

Tư thế ngồi này được nhiều người cho rằng giúp trẻ trông quyến rũ và quý phái hơn. Tuy nhiên, thực tế nó lại tiềm ẩn nguy hại đến hệ xương chưa phát triển của trẻ. Việc ngồi gác chân không chỉ khiến chân trẻ bị biến dạng mà còn có thể gây tê, phù chân, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của chân trẻ.

Trẻ ngồi lâu ngày với tư thế này có thể làm mất cân bằng cột sống hai bên, làm chênh lệch các khớp xương. Vì vậy nếu cha mẹ thấy con mình ngồi như vậy thì nên kịp thời uốn nắn và cố gắng duy trì tư thế ngồi đúng trước mặt con.

Quỳ gối

Ở trẻ sơ sinh, cấu trúc xương chân sẽ có độ cong nhất định. Từ 2-3 tuổi chân sẽ dần thẳng và hoàn thiện cho tới khi trưởng thành. Việc ngồi quỳ gối trong thời gian dài sẽ khiến trọng lượng cơ thể dồn ép vào phần bắp chân, chèn ép các mạch máu, làm tăng độ cong và gây bất lợi cho trẻ.

Thêm nữa, nếu trẻ ngồi ở tư thế này quá lâu thì cơ thể sẽ dần nghiêng về phía trước. Điều này không có lợi cho sự phát triển xương cột sống, khiến trẻ có nguy cơ bị gù. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý để kịp thời giúp con điều chỉnh.

Những tư thế ngồi đúng cha mẹ nên luyện cho trẻ

Ngồi khoanh chân

Tư thế ngồi này giống như ngồi thiền vừa tạo cảm giác thoải mái, vừa không gây hại cho trẻ. Tư thế này được khuyến khích cho trẻ trong giai đoạn tập ngồi.

Ngồi kiểu chữ V

Tư thế ngồi phù hợp nhất cho sự phát triển thể chất của trẻ là hai chân duỗi thẳng mở mộc góc tạo thành hình chữ V.

Ngồi xếp chân vòng tròn trước mặt

Tư thế thoải mái nhất là để trẻ ngồi duỗi hai chân ra trước, thẳng hoặc cong chụm thành vòng tròn để không ảnh hưởng đến sự phát triển xương và khả năng vận động của trẻ.

Tư thế ngồi ngang

Tư thế ngồi bệt trên mặt đất, hai chân để cùng sang một phía là tư thế an toàn mẹ có thể tập luyện cho trẻ.

Theo:  xevathethao.vn copy link