Loài cỏ hương có nguồn gốc từ Ấn Độ, có nhiều ứng dụng trong đời sống như xử lý ô nhiễm và bảo vệ đất, bảo vệ hạ tầng cơ sở ở những vùng lũ lụt, chống xói mòn đất, chống sạt lở, giảm nhẹ thiên tai, dùng làm ống hút cỏ, làm tinh dầu hoặc ứng dụng trong sản xuất đường ray xe lửa, đường cao tốc,…
Trên thế giới, có hơn 100 quốc gia đã ứng dụng loại cỏ này tư lâu còn ở Việt Nam thì cỏ hương mới chỉ được biết đến thời gian gần đây. Kể từ khi được giới thiệu vào năm 2017 tại hội thảo về chống biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi tho thiên tai tới nay, nhiều nông dân đã không ngừng thử nghiệm trồng loại cỏ này.
Chị Nguyễn Thị Thu Hoài (Ninh Bình) là một trong những nông dân 9x khởi nghiệp với cỏ hương. Chị gắn bó với nghề trồng cỏ đã 5 năm, không chỉ làm giàu cho chính mình chị còn giúp người dân địa phương có thu nhập ổn định.
Mặc dù là cử nhân đại học danh giá, chỉ Hoài vẫn quyết định khởi nghiệp từ nông nghiệp tại quê nhà. Sau khi tham gia hội thảo về cỏ hương, chị Hoài tìm hiểu thêm trên internet về loài thực vật này để trồng thử nghiệm. Ban đầu không có nhiều vốn liếng nên chị dành toàn bộ tiền tiết kiệm, tiền cưới và vay mượn thêm bố mẹ để đầu tư cho dự án này.
Những ngày đầu, chị bị mọi người cười nhạo, nghi hoặc. Khi nhân giống và trồng thử nghiệp, cỏ chết nhiều, trồng đến đâu chết đến đó. Tuy nhiên, chị không bỏ cuộc mà tiếp tục quan sát, theo dõi và tìm hiểu nguyên nhân sâu bệnh để cải thiện phương pháp canh tác. Với sự quyết tâm ấy, đến giờ phút này cỏ hương đã giúp chị Hoài đổi đời.
Với mỗi 1 sào cỏ hương, chị Hoài sẽ trồng và thu hoạch 80kg rễ khô trong khoảng một năm, tách cây giống trong vòng 6 tháng. Rễ cây khô sẽ cung cấp giống cho các công trình chống sạt lở, giúp bảo vệ hồ đạp, kênh mương, đường bộ, đường sông, bờ hồ thủy điện không bị bồi lấp,… Cây giống có thể bán cho những người trồng khác hoặc lấy lá làm cỏ, làm tinh dầu và thậm chí là nhang đèn. Từ thân đến rễ của cỏ hương cũng được gia đình chị Hoài tận dụng triệt để.
Anh Huỳnh Văn Thao (Ninh Bình), bạn của chị Hoài cũng khởi nghiệp với cây cỏ hương. Từ 3 sào đất, hiện nay anh Thao đã có 2,5 ha trang trại chỉ trồng cỏ hương tại nhà. Ngoài ra, anh còn có một xưởng sản xuất các chế phẩm từ loại cỏ này. Rễ cỏ hương khô được bán với giá 200.000 đồng/kg. Trừ hết chi phí, thu nhập đã hàng trăm triệu đồng. Chưa kể giá bán cỏ giống, ống hút cỏ và tinh dầu. Ngoài ra, mặt hàng nhang hương từ cỏ hương của nhà anh Thao rất đắt khách. Mỗi năm gia đình anh bán ra thị trường khoảng 20 nghìn hộp hương, trừ hết chi phí còn lãi khoảng 30 triệu đồng/tháng.
Dự định của anh Thao là phát triển thêm mô hình từ cỏ hương là dùng lá cỏ làm nguyên liệu sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, mở rộng thị trường với sản phẩm hương nhang để xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện, cơ sở sản xuất của gia đình anh đang tạo công việc cho 5-7 lao động địa phương với mức thu nhập 150-300 nghìn đồng/người/ngày.