Đặt mục tiêu tiết kiệm càng cụ thể càng tốt
Thay vì suy nghĩ mình cần tiết kiệm nhiều hơn, bạn hãy đưa ra một con số cụ thể. Chẳng hạn bạn muốn tiết kiệm 100 triệu trong 12 tháng, vậy thì bạn sẽ tính toán được mỗi tháng cần tiết kiệm bao nhiêu tiền.
Dù thu nhập cao hay thấp bạn cũng cần có tiền tiết kiệm. Vạch ra càng cụ thể các mục tiêu tiết kiệm sẽ giúp ích nhiều cho bạn.
Thiết lập kế hoạch quản lý tài chính
Đừng đợi đến lúc kinh tế dư dả, ngay bây giờ bạn hãy đặt ra kế hoạch quản lý tài chi tiêu để tiết kiệm hiệu quả. Điều này cũng giúp bạn đạt được nhiều mục tiêu tài chính khác cho tương lai.
Mục tiêu cần được đo lường cụ thể, gắn với kế hoạch quản lý tài chính theo thời gian rõ ràng và có thể thực hiện được. Chẳng hạn 5 năm tới bạn muốn mua nhà, mua xe thì ngân sách cần bao nhiêu, mỗi tháng phải tiết kiệm bao nhiêu để đạt mục tiêu?...
Một kế hoạch rõ ràng giúp bạn xác định được những việc cần ưu tiên thực hiện và tạo thói quen chi tiêu khoa học cho bản thân.
Bán lại những món đồ không cần thiết
Sẽ khó tránh khỏi những lúc chúng ta mua những món đồ không thật sự cần thiết. Bạn nên bán lại chúng trên các website, hội nhóm hay mạng xã hội chuyên thanh lý đồ cũ. Đừng tiếc khi bạn phải thanh lý với giá rẻ bởi giữ lại chúng chỉ khiến không gian nhà bạn thêm chật.
Bán lại những món đồ không cần thiết giúp bạn thu về một khoản tiền nhất định. Hơn nữa, thông qua hội nhóm thanh lý đồ cũ bạn cũng có thể săn được món đồ phù hợp với giá rẻ hơn.
Mua sắm trái mùa
Với những mặt hàng có thể sử dụng lâu dài như đồ điện tử, đồ thời trang,… bạn có thể mua sắm trái mùa. Điều này có thể giúp bạn mua được những món đồ giảm giá. Chẳng hạn như mua áo cộc tay vào mùa đông và mua áo phao vào mùa hè.
Tái sử dụng đồ cũ
Sử dụng đồ cũ không những giúp bạn thắt chặt hầu bao mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Chẳng hạn như với quần áo cũ, bạn có thể tận dụng vải của chúng để dùng làm khăn lau, làm vải phủ bếp, làm vỏ gối, mix thành đồ phụ kiện xinh xắn,… Tương tự như vậy bạn hoàn toàn có thể biến những món đồ cũ khác thành đồ mới.
Tiết kiệm năng lượng sử dụng
Cách này rất đơn giản, hãy tiết kiệm năng lượng trong nhà như tắt đèn và vòi nước khi không sử dụng, dùng đèn LED thay cho bóng đèn sợi đốt, điều chỉnh nhiệt độ trong nhà,…
Xây dựng lối sống lành mạnh
Chi phí dành cho sức khoẻ lúc mang bệnh là vô cùng đắt đỏ, tốn kém. Vậy nên hãy có ý thức duy trì sức khoẻ của mình bằng việc xây dựng lối sống lành mạnh. Chẳng hạn dành ra 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc và giảm thiểu lượng đường nạp vào cơ thể… Chẳng nhưng duy trì và cải thiện sức khoẻ, điều này còn trực tiếp giảm chi tiêu cho thực phẩm, các loại thuốc thang,…
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Phụ nữ ngoài 30, thu nhập thấp nắm chắc 4 mẹo tiết kiệm này sẽ dư dả, mua được vàng sau 1 năm
-
Năm 2024, nhớ áp dụng theo các mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm 1 năm bằng 5 năm, dư giả giàu có ngay
-
Lương 5 triệu vẫn tiết kiệm hiệu quả nhờ 7 cách đơn giản ai cũng làm được
-
Học người Nhật cách tiết kiệm tiền để làm chủ tài chính
-
12 mẹo tiết kiệm giúp cô gái U30 mua được nhà chỉ sau vài năm đi làm