1. Tổng kết lại các công việc
Sau 12 tháng miệt mài làm việc, đây là lúc bạn dành thời gian để tổng kết những gì đã làm được trong năm cũ. Trả lời các câu hỏi như hoàn thành mục tiêu không, nếu không hoàn thành thì do đâu… Bạn đã hoàn thành mục tiêu đó như thế nào?
Và bạn nhớ liệt kê ra những ưu điểm để phát huy hơn nữa và với yếu điểm thì tìm cách khắc phục để hoàn thiện bản thân.
2. Nhìn lại những gì mình đã làm được và chưa làm được
Trước thềm năm mới, bạn hãy xem lại những gì mình đã làm được và chưa được trong năm vừa qua, từ đó, rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Nhiều người khi cân đối lại các khoản đã phát hiện ra một số tiền hoàn thuế lớn đáng lý được nhận, hay một việc lớn chưa làm, một khoản tiền cho vay đã quá hạn, nhưng do quá bận bịu mà quên mất... Đó chỉ là những cái được thường thấy nhất của thao tác cân đối này.
Ngoài ra, với những con số thống kê riêng mà ngoài bản thân ra không ai tính giúp, người ta có thể tổng kết và dự báo triển vọng làm ăn của mình trong năm tới một cách khoa học nhất. Chưa kể, còn có thể tránh được những thiệt hại không đáng có nếu để ý những thiệt hại của năm vừa qua và có giải pháp thích hợp.
Từ đó, hãy sẵn sàng bước vào năm mới với tâm thế vững vàng hơn, thay vì tự ti hay buồn rầu với kết quả năm qua, trong trường hợp nó không được như ý muốn.
3. Chia sẻ bớt những thứ có giá trị
Cuối năm luôn là dịp để cho tặng nhau những thứ đáng giá hơn bình thường một chút. Người phương Đông coi đó là truyền thống đáng trân trọng, như một nghĩa cử san sẻ và củng cố tình cảm sau một năm dài vật lộn với cuộc mưu sinh mà nhiều khi không có điều kiện quan tâm tới nhau.
Một khi trao tặng một món có giá trị vào dịp "năm hết Tết đến" thì mức độ tín nhiệm của bản thân đã được tăng lên gấp nhiều lần. Và đó chính là cách người ta đầu tư tốt nhất cho tương lai, mà sớm nhất là cho năm sau đó.
4. Kiểm tra lại số tiền trong tài khoản
Cuối năm là dịp người ta có thể chi tiêu phóng khoáng hơn bao giờ hết. Nhiều người chi quá cả số tiền mình có và sẽ có, nhất là khi giá cả cuối năm thường tăng vùn vụt. Do vậy, kiểm tra liên tục số dư tài khoản vào mỗi chiều về là việc nên làm, để biết mình còn khả năng tài chính đến đâu mà còn "liệu cơm gắp mắm".
5. Đừng quên nói lời cảm ơn những người đã giúp ta
Năm cũ trôi qua, trong chuyện tình cảm, công việc hay những lúc hết tiền khiến bạn chán nản, muốn từ bỏ. Lúc đó, bạn thường tâm sự, chia sẻ với những người bạn để tìm ra giải pháp khắc phục. Cuối năm là dịp bạn gửi lời cảm ơn đến họ bằng nhiều cách như mời họ một bữa ăn, viết email, tin nhắn cảm ơn và để chúc mừng họ chào đón một năm mới nhiều niềm vui và thành công.
6. Hoàn thành những công việc còn dang dở
Cuối năm, ai cũng rất bận rộn với công việc và hoàn thành nhiều báo cáo. Nhiệm vụ nào cũng rất quan trọng nếu chưa xong bạn hãy cố gắng làm xong trong năm cũ để không bị chậm "deadline". Hoàn thành công việc giúp bạn chào đón một năm mới nhiều niềm vui và nhẹ lòng hơn.
7. Lập kế hoạch cho năm mới
Để năm mới gặt hái nhiều thành công rực rỡ, những ngày cuối năm bạn hãy dành thời gian lập một kế hoạch cụ thể. Khi có một kế hoạch chi tiết, bạn sẽ có "vốn" để tự tin vững vàng trong năm mới. Trong năm mới, bạn vạch ra mục tiêu, những dự định cho công việc, sinh hoạt hàng ngày cụ thể để không bị lãng quên việc nào.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
7 ngày cuối năm 2021, Thần Tài xả kho, lộc lá rơi hết vào nhà 3 con giáp này
-
Điểm lại 15 bộ váy đẹp và ý nghĩa nhất của Công nương Kate trong năm 2021
-
10 ngày nữa là hết năm 2021, 3 con giáp vượt khó khăn, đón Thần Tài gõ cửa, năm 2022 vận đỏ như son
-
Chủ tịch Hà Nội hỏa tốc yêu cầu dừng tập trung đông người không cần thiết
-
Meghan Markle năm 2021 nhiều lần gặp sóng gió vì gu thời trang kém tinh tế