Ăn cá rất tốt, nhưng có 3 loại cá, 4 bộ phận chứa đầy chất độc, ăn vào hại não suy gan thận

( PHUNUTODAY ) - Cá mặc dù rất bổ dưỡng, nhưng không phải bộ phận nào cũng đều ăn được. Có 4 bộ phận tốt hơn bạn nên bỏ đi để tốt cho sức khỏe.

Cá vốn là thực phẩm lành mạnh được nhiều người yêu thích. Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt. Thế nhưng, không phải bộ phận nào của cá cũng đều tốt.

Mật cá

Khi chúng ta xử lý cá, điều đầu tiên sẽ cần làm là lọc bỏ các bộ phận bên trong nội tạng của cá. Trong số đó, mật cá chính là bộ phận chứa nhiều độc tố mà dù có rửa cá thật sạch từ 4 đến 5 lần cũng không thể hết được. Mật cá vừa đắng, lại chứa đầy độc tố nên ăn vào rất có hại cho sức khỏe.

Một số người cho rằng mật cá trắm tốt cho sức khỏe, thường uống với rượu hoặc nuốt nguyên cả cái mật. Thế nhưng làm vậy rất độc hại, thực tế đã có nhiều người ngộ độc.

Màng nhầy trên bề mặt cá

Trong lúc chọn mua cá, bạn thử chạm tay lên bề mặt cá sẽ thấy lớp màng nhầy có phần hơi dính. Lúc này, chúng ta cần sử dụng mặt sau của con dao để loại bỏ lớp nhầy trên bề mặt của cá. Lớp màng nhầy này rất dễ bám nhiều vi khuẩn và bụi bẩn nên bạn phải loại bỏ thật sạch.

Não cá

Trong não cá có chứa nhiều axit béo không bão hòa và chất phốt pho lipid. Những chất này đều có lợi cho sức khỏe nhưng nguy cơ cá bị nhiễm độc kim loại nặng, thủy ngân là rất cao, nhất là các loại cá sống ở tầng đáy như cá ngừ, cá vược, cá kình, cá kiếm... Mức độ nhiễm độc kim loại và thủy ngân sẽ càng tăng lên nếu như loài cá đó sống trong điều kiện bị ô nhiễm.

Do đó, việc ăn não cá có thể gián tiếp đưa chất độc vào cơ thể nên tốt nhất thì bạn nên loại bỏ bộ phận này trong quá trình sơ chế.

Đuôi và vây cá

Khi xử lý cá, hãy nhớ dùng kéo cắt bỏ đuôi và vây cá. Vì khi cá bơi trong nước, chúng chủ yếu dùng đuôi và vây để di chuyển. Bằng cách này, vi khuẩn và chất bẩn trong nước sẽ dễ dàng bám vào nên rất khó để làm sạch chỉ với nước sạch rửa qua. Thế nên, tốt nhất thì cứ loại bỏ đuôi và vây cá không ăn bạn nhé!

Ngoài ra có 3 loại cá bạn cũng không nên ăn, bao gồm:

Cá ướp

Khi cá chết, thời gian bảo quản thường rất ngắn, chính vì thế nhiều người thường ướp cá với nhiều muối để giữ được lâu, khi ăn cá đậm vị, chắc thịt.

Chúng ta vẫn nghĩ chỉ cần là cá thì dù ở dạng nào, giá trị dinh dưỡng cũng như nhau. Tuy nhiên điều này không đúng, giá trị dinh dưỡng của những loại cá này đã bị mất đi trong quá trình ướp muối.

Chưa kể, cá muối có một lượng lớn natri được sử dụng trong chế biến thịt cá, dẫn đến phản ứng hóa học tạo ra nitrit, một chất có thể gây ra ung thư vòm họng.

Đồng thời, cá ướp thường rất mặn vì có nhiều muối, ăn nhiều gây hại cho gan và thận.

Cá sống

Món khoái khẩu của nhiều người chính là món gỏi cá, sashimi vì hương vị đặc biệt thơm ngon, vừa miệng. Tuy nhiên, loại cá làm theo cách này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại.

Cá sống có thể chứa nhiều ký sinh trùng và chất độc hại, có thể xâm nhập vào cơ thể người và sinh sản trong cơ thể người. Khi bị nhiễm sán, việc điều trị sẽ rất mất thời gian, công sức, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.

Những người bị nhiễm giun sán có thể ban đầu không nhận ra vì giun sán cũng cần thời gian sinh sản và thích nghi. Sau một thời gian dài khi ký sinh trùng trưởng thành, sinh sản, sẽ xuất hiện các triệu chứng ra bên ngoài, trường hợp nhẹ có thể bị đau bụng, trường hợp nặng thậm chí có thể lây nhiễm sang các cơ quan quan trọng khác.

Nguy hiểm hơn, ký sinh trùng nếu di chuyển lên não, gây tổn thương não, tổn thương này thậm chí có thể không cứu vãn được.

Cá bị ô nhiễm

Một số cá được đánh bắt ở những vùng nước bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thối, cá sinh trưởng trong nước thải và ăn nước ô nhiễm, thậm chí có thể chứa hóa chất độc hại.

Thịt của loại cá này sẽ chứa nhiều độc tố, nếu ăn vào có thể gây đau bụng, tiêu chảy, thậm chí ngộ độc cực kỳ nguy hiểm.

Chính vì thế, khi mua cá, tốt nhất nên đến nơi uy tín, đảm bảo để mua, không nên mua cá ở những nơi không đảm bảo vì không phải ai cũng biết những con cá này lấy ở đâu.

Tác giả: Thạch Thảo