Thận là cơ quan bài tiết và là tạng vô cùng quan trọng trong cơ thể. Khi chức năng thận suy giảm chúng ta sẽ có những triệu chứng đáng lo ngại, trong đó nhiều triệu chứng xuất hiện vào ban đêm. Thận có chức năng chính là lọc và thải chất lỏng dư thừa từ máu, rồi đào thải qua nước tiểu. Thận đóng góp vai trò cực kỳ quan trọng với sức khỏe. Do đó bạn cần khám ngay khi có các dấu hiệu này hay lặp lại vào ban đêm nhé:
Chuột rút
Khi thận suy giảm chức năng thì cơ thể sẽ mất cân bằng điện giảm và gây ra một tác động khác là gây chuột rút. Nồng độ canxi thấp và phốt pho trong máu cao sẽ làm tăng nguy cơ bị chuột rút vào ban đêm ở người bị bệnh thận. Nếu chuột rút nghiêm trọng khiến bạn đau nhức và khó lấy lại tư thế ban đầu, chuột rút hay kéo dài mà không phải do mang thai thì hãy cẩn trọng.
Ngứa da
Ngứa da do bệnh thận có thể xuất hiện cả vào ban đêm và ban ngày. Nguyên nhân gây ngứa da là do chức năng thận kém không lọc được tốt nên không còn giữ được mức độ cân bằng của khoáng chất trong máu, dẫn đến mất cân bằng điện giải. Kết quả là da bị ngứa, mẩn...
Tiểu đêm
Tiểu đêm là vấn đề thường thấy ở người bị suy giảm chức năng thận. Đây là tình trạng mà người mắc phải thức dậy thường xuyên vào ban đêm để đi tiểu. Ở người lớn tuổi, thỉnh thoảng thức dậy đi tiểu vào ban đêm là điều hết sức bình thường do hệ lụy của tuổi tác. Nhưng dù ở bất kỳ độ tuổi nào mà tình trạng này kéo dài, khiến thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu thì rất có thể do bệnh tiềm ẩn, đặc biệt là vấn đề về thận. Bạn hãy kiểm tra xem mình có uống nhiều nước có tính lợi tiểu trước khi đi ngủ không, nếu không thì cẩn thận bệnh thân đang tới.
Mất ngủ
Mất ngủ cũng là vấn đề rất phổ biến ở bệnh thận mạn tính. Đây thường là hệ quả của tiểu đêm khiến bạn thức dậy rồi khó ngủ lại, giấc ngủ chập chờn mơ hồ. Mất ngủ không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn làm chức năng thận suy giảm tạo ra một vòng luẩn quẩn. Không những vậy, mất ngủ còn làm tăng 1,4 lần nguy cơ chết sớm ở bất kỳ nguyên nhân nào.
Thường xuyên tỉnh táo ban đêm
Các hormone chịu trách nhiệm tạo giấc ngủ melatonin chịu trách nhiệm chính cho nhịp sinh học ngủ - thức của cơ thể. Ở người bình thường, melatonin sẽ thấp vào ban ngày và tăng vào ban đêm nên chúng ta ngủ đêm dài hơn. Nhưng nếu bạn rơi vào tình trạng ngược lại đặc biệt ngày ít ngủ và đêm cũng lại tỉnh táo thì cẩn thận bệnh thận. Một số nghiên cứu cho thấy nồng độ melatonin trong cơ thể người bệnh thấp hơn đáng kể vào ban đêm. Chính điều này khiến họ tỉnh táo và rất khó ngủ.
Do đó khi có các triệu chứng trên hay xuất hiện vào đêm bạn chớ chủ quan. Đặc biệt với những người hay bị sưng phù mặt, chân tay, người có triệu chứng tiểu bất thường, hãy đi kiểm tra sớm điều trị. Suy thận điều trị rất mệt mỏi và tốn kém.
Tác giả: An Nhiên
-
Uống nước ép trái cây theo cách này thì lợi chưa thấy mà hại đã nhãn tiền, tránh ngay, nhiều người đang mắc
-
3 bộ phận của con lợn vừa ngon vừa bổ: Đi chợ sớm mới mua được, chỉ có 1kg/con
-
Nằm nghiêng hay nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho sức khỏe?
-
Đừng chủ quan, thâm quầng mắt có thể là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm này chứ không phải thiếu ngủ, khám ngay
-
Đi chợ gặp 5 loại cá này đừng tiếc tiền, hãy mua ngay, cá tự nhiên, ngọt thịt, bổ hơn nhân sâm, tổ yến