Nằm nghiêng hay nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho sức khỏe?

20:47, Thứ ba 14/11/2023

( PHUNUTODAY ) - Khi bạn đã làm mọi cách mà vẫn không có giấc ngủ ngon, chuyên gia cho rằng có thể tư thế ngủ của bạn không phù hợp.

Tư thế ngủ nào tốt nhất?

Khi bạn đã làm mọi cách mà vẫn không có giấc ngủ ngon, chuyên gia cho rằng có thể tư thế ngủ của bạn không phù hợp.

Tiến sĩ tâm lý học thần kinh Sanam Hafeez, giám đốc trung tâm trị liệu tâm lý Comprehend the Mind ở New York, cho biết mỗi người có một tư thế ngủ khác nhau tùy thuộc vào thói quen cá nhân hay sức khỏe.

Về mặt tổng thể, theo Hafeez, tư thế nằm ngửa, nằm nghiêng và bào thai (nằm nghiêng, cúi đầu về phía trước, cong lưng dưới và co đầu gối lên gần ngực) là tốt nhất để có một giấc ngủ ngon.

tu-the-ngu

"Ở các tư thế này, lưng có thể giúp giữ cho cột sống ở vị trí cân bằng, giảm nguy cơ phát triển các cơn đau", chuyên gia nói. Tuy nhiên, nếu bạn gặp chứng trào ngược dạ dày, ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ, không nên nằm ngửa. "Trường hợp này nên ngủ nghiêng, giúp lưỡi không bị tắc ở cổ họng và trở thành vật cản cho axit dạ dày trào ngược lên thực quản", tiến sĩ nói.

Ngược lại, tư thế ngủ với cánh tay kê dưới đầu hoặc gối là tồi tệ nhất. Tiến sĩ Devin Bruke, CEO Trung tâm khoa học về giấc ngủ Mỹ giải thích, để một cánh tay dưới gối làm giảm lưu lượng máu và gây áp lực lên dây thần kinh, dẫn đến cảm giác ngứa khắp cơ thể.

Hầu hết mọi người thay đổi tư thế ngủ 20-30 lần mỗi đêm một cách vô thức. Nếu bạn thức dậy mà không thấy đau, mỏi có thể đã tìm được tư thế ngủ tốt cho mình. Tuy nhiên, nếu bạn khó ngủ và cảm thấy đau nhức khi thức dậy, bạn nên thử thay đổi tư thế.

Tiến sĩ Hafeez khuyên bạn nên thực hiện những thay đổi dần dần. "Nếu bạn đã quen với việc nằm sấp khi ngủ, hãy thử nằm nghiêng hoặc nằm ngửa một khoảng thời gian trong đêm", chuyên gia tư vấn.

Ngoài ra, bạn cần phải chọn cho mình tấm nệm chất lượng và gối phù hợp, giúp hỗ trợ cho tư thế ngủ ưa thích.

Đi ngủ mấy giờ là sống thọ và tốt cho sức khỏe?

Đồng hồ sinh học, giống như chiếc đồng hồ báo thức trong cơ thể, có khả năng kiểm soát thói quen mỗi ngày, bao gồm đi ngủ hay thức dậy, đối với cả trẻ em và người lớn.

Đồng hồ sinh học vận hành tốt khi mọi người hoạt động theo ánh sáng, thức dậy khi mặt trời mọc và ngủ nhanh trong môi trường tối. Đồng hồ sinh học rối loạn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì, cao huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường.

Vậy thời gian nào là tốt nhất để đi vào giấc ngủ? Các nhà khoa học ghi nhận những người đi ngủ trước 22h sẽ khỏe mạnh và sống lâu hơn.

Từ góc độ ngăn ngừa các bệnh tim mạch, nghiên cứu công bố trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch châu Âu cho thấy thời gian tốt nhất để đi vào giấc ngủ trong khoảng từ 22-23h. Nếu bạn không bắt đầu ngủ trong khung giờ này rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, tim hoạt động trong thời gian dài tăng nguy cơ mắc bệnh.

Khi bị mất ngủ, bạn nên tìm ra nguyên nhân để điều chỉnh. Đó có thể là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ bao gồm nhiệt độ trong nhà, độ ẩm, ánh sáng, tiếng ồn. Ngưng sử dụng điện thoại di động trước giờ ngủ cũng giúp bạn dễ thiếp đi hơn.

Việc kiểm soát thời gian chợp mắt trong ngày cũng rất quan trọng. Một số người không ngủ được vào ban đêm nên ngủ bù vào ban ngày. Nếu điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ dễ tạo thành một vòng luẩn quẩn.

Thói quen ngủ không đều đặn đó sẽ làm tăng xác suất mất ngủ. Các nhà khoa học lưu ý rằng, thời gian nghỉ trưa chỉ nên trong vòng 20-30 phút, để dành thời gian nghỉ ngơi tối ưu cho buổi tối.

Ngoài ra, bạn nên tránh xa tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ trước khi đi lên giường như dùng quá nhiều rượu, cà phê, đồ uống kích thích; ăn tối quá no; tránh vận động quá sức; tâm trạng bất an.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc