Bắp cải (cải bắp) là loại rau phổ biến đặc biệt vào mùa thu đông ở Việt Nam. Chúng là loại loại rau thông dụng trong họ cải. Người hy Lạp cổ đại đã dùng bắp cải để trị bệnh và làm đẹp. Ở châu Âu xa xưa người ta xem bắp cải là thuốc của người nghèo. Theo y học hiện đại, cải bắp được biết tới có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ với nhiều giá trị dinh dưỡng. Cụ thể, trong 100g cải bắp chứa: lipid 0,8g, chất xơ 1,7g, khoáng toàn phần 2,4g... Cải bắp là loại rau chứa nhiều vitamin C, vitamin P.
Bác sĩ Vũ cho biết nước ép cải bắp giúp khoẻ dạ dày. Vào năm 1948, các nhà khoa học đã phát hiện trong cải bắp có một chất chống loét gọi là vitamin U, giúp chữa loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày, viêm đại tràng. Nếu kết hợp bắp cải với cần tây thì còn nâng cao công dụng của bắp cải.
Một số nghiên cứu của Đại học New York cho thấy ăn rau bắp cải thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư đường tiêu hóa. Ngoài ra bắp cải còn giúp trị giun, làm liền sẹo các vết thương, mụn nhọt. Nước cải bắp còn được ví như loại thuốc để chống kích thích thần kinh và xử lý chứng mất ngủ...
Theo Đông y, bắp cải có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, lợi tiểu, thanh phế, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, bổ tỳ vị.
Một số bài thuốc từ loại rau cải bắp
- Chữa đau nhức do thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh tọa: Bạn làm sạch bắp cải rồi ép lấy nước uống. Phần bã của bắp cải thì đắp vào chỗ đau nhức.
- Chữa đau khớp, nhức tay chân, nổi hạch: Lấy lá bắp cải cán dập gân lá, hơ nóng rồi áp lên chỗ đau. Mỗi chỗ đau đắp 3 – 4 miếng lá cải bắp, bên ngoài dùng vải dày áp lên rồi cột lại.
- Chữa tức sữa cho sản phụ: Dùng lá bắp cải hơ nóng rồi đắp lên ngực, sữa sẽ được thông và hết tấy sốt vì tức sữa
- Chữa ho nhiều đờm, viêm phế quản, viêm xoang khản tiếng: Nếu bạn bị ho, thì dùng 80 – 100g cải bắp, nửa lít nước, sắc còn 1/3 cho thêm mật ong uống trong ngày kết hợp ăn bắp cải sống. Bạn cũng có thể luộc bắp cải ăn để thanh giọng hơn.
- Dùng khi bị tiểu đường: Bắp vải có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết. Bệnh nhân tiểu đường có thể dùng bắp cải thay thế cho một vài thức ăn nhiều tinh bột khác.
Bắp cải thuộc dạng rau lành tính tuy nhiên có tính lạnh nên người thể hàn, bụng yếu không nên ăn nhiều, hoặc khi luộc phải cho gừng tươi. Người táo bón, tiểu ít cũng không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
Một số người bị bệnh tuyến giáp nên hạn chế ăn bắp cải, đó là vì chúng có chứa chất goitrin là chất có tác dụng chống ôxy hóa nhưng chính nó lại có thể gây bướu cổ nếu ăn nhiều. Người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không ăn bắp cải vì sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra. Những người này nếu muốn ăn cải bắp thì chỉ ăn một lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ, để 10 – 15 phút rồi mới chế biến sẽ làm cho goitrin sẽ bị phân hủy hết.
Những người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng loại rau này vì sẽ gây thêm gánh nặng cho thận.
Khi mua bắp cải nên chú ý chọn bắp cải dẹt sẽ là bắp cải mềm, còn bắp cải tròn thon là bắp cải cứng ăn bùi nhưng không ngọt mềm.
Tác giả: An Nhiên
-
Nhân viên tiết lộ 7 thứ không nên mua trong siêu thị, giảm giá 70% cũng không nên mua
-
5 thực phẩm rất kỵ với tỏi, chớ kết hợp kẻo hại thân
-
Người xưa có câu: 'Tháng 10 củ cải thắng nhân sâm', tại sao mùa thu nên ăn nhiều củ cải?
-
7 cách đánh bật mọi cản trở để cuộc yêu thăng hoa thuận vợ thuận chồng
-
Tôi thấy may mắn vì đã test khả năng chuyện ấy của chồng trước khi cưới