Theo quyết định mới này, Bộ Y tế thay thế mẫu Phiếu sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng nCov. Theo Hướng dẫn mới này, cụ thể những người bị tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên (nêu rõ tác nhân dị ứng) thuộc diện chống chỉ định tiêm chủng vaccine cùng loại.
Ngoài ra, Quyết định cũng nêu rõ người thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng bao gồm:
- Đã tiêm vaccine nCov khác trong vòng 14 ngày qua
- Mắc nCov trong vòng 6 tháng
- Có bệnh mạn tính đang diễn biến nặng
- Đang bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng
- Ung thư giai đoạn cuối
- Đã cắt lách
- Đang dùng thuốc ức chế miễn dịch
- Sử dụng Corticoid liều cao (tương đương hoặc hơn 2mg prednisolon/kg/ngày trong ít nhất 7 ngày)
- Bị bệnh cấp tính
- Đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ
Hướng dẫn của Bộ Y tế còn quy định những người phải chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện nếu có:
- Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào
- Tiền sử bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định
- Tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông
- ≥ 65 tuổi
- Gặp bất thường dấu hiệu sống (ghi rõ) như nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở..., bất thường
- Dấu hiệu bất thường khi nghe tim phổi;
- Rối loạn tri giác.
Theo Bộ Y tế thì trong ngày 15/7, có thêm 21.815 người được tiêm chủng vaccine phòng nCov. Như vậy tổng cộng đã thực hiện tiêm chủng 4.185.623 liều vaccine phòng nCov, trong đó: Số người đã được tiêm 1 mũi là 3.890.947 người. Số người đã được tiêm đủ 2 mũi là 294.676 người.
Nắm rõ những việc cần làm trước khi đi tiêm vắc xin sẽ giúp mọi người chủ động và tránh sai sót khi tới lượt được tiêm vắc xin,
#1. Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan sức khỏe của người đi tiêm. Nếu người đi tiêm đang tiềm ẩn một số bệnh như: tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn, béo phì, dị ứng thuốc…, thì cần xuất trình bằng chứng có bệnh lý đó và tư vấn bác sĩ trước khi tiêm.
#2. Tránh dùng steroid trước tiêm: Các chuyên gia y tế khuyến cáo tránh dùng steroid một tuần trước khi tiêm chủng. Các steroide như prednisone và dexamethasone thường dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý tự miễn khác.
Không nên dùng steroid một tuần trước, hiện tại và sau khi tiêm nCov, vì steroid ức chế mạnh quá trình viêm và có thể làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm đáp ứng đối với vắc xin nCov.
Người được tiêm cần thông báo về kế hoạch tiêm vắc xin nCov cho bác sĩ điều trị bệnh của mình. Nếu đang sử dụng thuốc steroid, bác sĩ có thể kê toa những thuốc có tác dụng tương tự, nhưng không làm ức chế miễn dịch cơ thể.
#3. Đi tiêm đúng ngày, giờ hẹn và tuân thủ thực hiện 5K tại điểm tiêm chủng. Điều này đặc biệt quan trọng khi các các địa điểm tiêm chủng mở ra hàng loạt. Cần quan sát những người cùng đi tiêm, nhằm giữ khoảng cách tối thiểu theo khuyến cáo và thực hiện 5K.
#4. Không dùng thuốc giảm đau trước tiêm: Các chuyên gia khuyên không nên dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay non-steroide ngay trước khi tiêm vắc xin nCov vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.
Ibuprofen là một loại thuốc chống viêm, sẽ ngăn cản nỗ lực của vắc xin trong việc huấn luyện hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với virus bằng cách làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Nếu có các phản ứng phụ sau khi tiêm như đau cánh tay, ớn lạnh và đau cơ…, đó là do hệ thống miễn dịch đang học cách tạo ra các kháng thể chống lại virus.
#5. Bù đủ nước cho cơ thể: Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe hằng ngày mà còn có thể kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu do vắc xin nCov gây ra.
#6. Không uống rượu bia trước và vào ngày tiêm chủng.
#7. Nên tiêm vào cánh tay không thuận: Phòng trường hợp bị đau ở nơi tiêm và khó khăn khi cử động cánh tay.
#8. Chủ động tìm hiểu rõ các thông tin về phản ứng phụ của vắc xin trước khi tiêm.
Một số lưu ý khác sau tiêm:
- Sau khi tiêm vắc xin phải đợi ít nhất 30 phút để xem có phản ứng hay gặp tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm hay không. Nếu có bất cứ triệu chứng nào phát sinh, báo ngay cho bác sĩ tại nơi tiêm.
- Cần lưu giữ giấy xác nhận tiêm vắc xin phòng nCov.
- Không nên lái xe ngay sau khi tiêm vắc xin để phòng những tình huống bất ngờ.
- Không bôi, đắp thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vết tiêm.
- Ghi nhớ tên, địa chỉ, số điện thoại của bác sĩ theo dõi và cơ sở y tế cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.
Tác giả: Thạch Thảo
-
4 loại thuốc có thể và 'cấm dùng' trước khi tiêm vắc xin Covid-19, ai cùng cần biết để an toàn
-
Hot girl qua đời ở tuổi 33 sau khi hút mỡ bụng: Tự gọi cấp cứu, gia đình chỉ biết khi con nguy kịch
-
Quả sấu không chỉ giúp thanh nhiệt mà còn chữa ho, trị nôn nghén, mụn nhọt cực tốt
-
3 bộ phận bị cứng tuổi thọ ngày càng rút ngắn, nhất là điều thứ 3 đột quỵ kéo đến cửa
-
Cơ thể có 3 chỗ luôn "cứng" cảnh báo tuổi thọ ngắn, dễ mắc bệnh hơn người khác