3 bộ phận bị cứng tuổi thọ ngày càng rút ngắn, nhất là điều thứ 3 đột quỵ kéo đến cửa

09:53, Thứ sáu 16/07/2021

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn thấy 3 vị trí này của mình bị cứng cần đi kiểm tra sức khỏe gấp để có hướng điều trị tích cực nhất.

Vùng cổ bị "cứng"

Ngày nay, nhiều người thường phải cúi đầu xuống để dùng điện thoại, xem máy tính... điều này vô tình gây nhiều áp lực cho cổ và có xu hướng làm cứng cổ. Trong khi đó, cổ là bộ phận kết nối đầu với phần thân, máu trong cơ thể cần đi qua cổ để lên não. Khi cổ bị cứng thì máu không thể lưu thông từ cơ thể lên não, dễ gây thiếu máu cục bộ. Như vậy, các chức năng của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, và cuối cùng làm giảm tuổi thọ.

Hơn nữa, hiện tượng đau cứng cơ vùng cổ nếu xảy ra thường xuyên và kéo dài thì phải cẩn thận vì có thể là dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ, ung thư đốt sống cổ, thoát vị nặng đĩa đệm các đốt sống cổ...

Giải pháp:  Khi bạn thấy phần cổ bị cứng, hãy xoa bóp vùng cổ để thư giãn cơ cổ, thúc đẩy tuần hoàn máu ở cổ. Đặc biệt, khi bạn thay đổi thói quen sống, hạn chế cúi đầu dùng điện thoại. Dành thời gian để bản thân nghỉ ngơi, vận động nhiều hơn. Khi ngủ bạn nên tránh làm việc liên tục ở một tư thế cố định, cần nghỉ giữa giờ, ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý.

Đốt sống cổ bị cứng nên đi khám nhé

Đốt sống cổ bị cứng nên đi khám nhé

Gan xơ cứng

Trong cơ thể thì gan chính là nơi nuôi dưỡng sự sống và giúp cơ thể giải độc. Gan đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Phần lớn những người có lá gan tốt thường sống lâu hơn, nếu gan trở nên "cứng" nghĩa là xơ gan, chai gan. Lúc này "chất thải" trong cơ thể sẽ không được thải ra ngoài, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tuổi thọ.

Nếu như khi gan bị xơ cứng bạn sẽ thấy lòng bàn tay đỏ bất thường, lòng mắt bị vàng, da mặt sẫm màu. Dậy sớm đi tiểu thấy màu "vàng như nước chè đặc". Lúc này bạn nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.

Giải pháp: Bạn nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ. Tránh xa những đồ uống có cồn. Và luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Y học cổ truyền Trung Quốc quan niệm "giận thì hại gan" vì vậy một tâm trạng không tốt ảnh hưởng đến gan rất nhiều.

Mạch máu bị "cứng"

Trong cơ thể con người thì mạch máu là kênh lưu thông chính để vận chuyển máu, oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan khác nhau của cơ thể. Nếu như phần mạch của bạn bị "cứng" thì nghĩa là có nhiều chất thải hơn trong mạch máu, dễ gây ra biến chứng về tim mạch, mạch máu não, ảnh hưởng đến tuổi thọ. Đặc biệt, nếu như mạch máu bị đông cứng máu huyết trong cơ thể không thể lưu thông, bạn dễ bi đột quỵ cực kỳ nguy hiểm.

Mạch máu bị cứng cẩn trọng đột quỵ

Mạch máu bị cứng cẩn trọng đột quỵ

Làm thế nào để đánh giá xem mạch máu có bị "cứng" hay không? Sau khi mạch máu bị xơ cứng, bạn sẽ thấy chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, tê và lạnh tay chân, mờ mắt, mệt mỏi...

Giải pháp: Để phòng ngừa tình trạng này bạn nên ăn nhiều rau xanh mỗi ngày, bởi rau xanh chứa nhiều vitamin, nguyên tố vi lượng và chất xơ, ăn thường xuyên sẽ tốt cho mạch máu. Đồng thời, bạn cũng nên đi ngủ sớm để tinh thần thoải mái, không gây căng thẳng mệt mỏi.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Min Min