Cách cực nhanh làm sạch và khử mùi nồi áp suất với bột giặt và 1 thứ nguyên liệu có sẵn trong nhà

( PHUNUTODAY ) - Nồi áp suất dùng một thời gian sẽ sinh ra bám cặn bẩn và gây mùi hôi. Hãy làm cách này vừa dễ vừa giúp sạch sẽ khử mùi hôi hiệu quả

Nồi áp suất là thiết bị gia dụng mà hiện nay nhiều gia đình dùng. Nồi áp suất thường dùng để ninh xương, thịt nên chúng càng dễ bám bẩn và nhanh bị hôi. Hãy áp dụng cách sau giúp bạn vệ sinh chúng một cách dễ dàng hơn nhé.

Cách làm sạch nồi áp suất

Bước 1: Bạn hãy tháo vòng cao su trên nắp nồi áp suất ra và rửa riêng. Vòng cao su chính là bộ phận quan trọng để giúp nắp nôi khít với nồi tạo ra áp suất để nấu nhanh. Nhưng thiết kế vòng cao su cũng gây ra tình trạng đọng nước thức ăn ở đó nên bị bẩn, gây mùi hôi. Vì vậy làm sạch vòng cao su rất quan trọng. Khi bạn đã tháo được vòng cao su thì hãy hãy rửa chúng bằng nước ấm và bột giặt. Bạn cũng có thể ngâm vòng cao su trong nước ấm có pha xà phòng/bột giặt trong khoảng 15 phút để vết bẩn dễ dàng bong ra.

Bạn dùng bàn chải chà sạch vết đen bám trên vòng cao su rồi rửa lại và để chúng khô ráo trước khi lắp lại nhé. 

Bước 2: Rửa các bộ phận của nồi với nước rửa chén

Nếu nhà bạn dùng nồi áp suất cơ: Đối với nồi áp suất cơ, bạn cần rửa sạch tất cả các bộ phận của nồi, bao gồm lòng nồi, nắp nồi, van xả áp, van an toàn, phần vỏ ngoài của nồi. Để rửa được thì bạn tháo rời các bộ phận ra, ngâm chúng vào nước ấm và bột giặt/ xà phòng. Ngâm chúng tầm 15 phút thì vết bẩn dễ bong ra hơn.  Sau đó, bạn dùng bàn chải mềm chà sạch các vết bẩn bám trên lòng nồi. Cuối cùng, bạn rửa lại bằng nước sạch và để khô ráo.

Nếu nhà bạn dùng nồi áp suất điện tử: Đối với nồi áp suất điện tử, bạn chỉ cần rửa sạch lòng nồi bằng nước rửa chén nhớ dùng miếng rửa bát mềm tránh cọ sắt. Sau đó, hãy dùng khăn mềm nhúng nước, vắt ráo và lau thật sạch nắp cũng như phần thân bên trong lẫn bên ngoài của nồi.

Bước 3: Dùng khăn vải lau khô các bộ phận Đối với nồi áp suất cơ, bạn cần lau khô hoàn toàn cả van áp và van an toàn trước khi lắp đặt các bộ phận lại với nhau. Đặc biệt là van áp, cần lau khô kỹ để tránh làm tắc nghẽn van, dễ gây nguy hiểm cho bạn khi dùng nồi áp suất vào những lần kế tiếp.

Bước 4: Bạn nhớ đặt vòng cao su đúng vị trí đã lấy ra. Vòng cao su là bộ phận quan trọng của nồi áp suất, giúp nắp nồi khít chặt với thân nồi, tạo áp suất cao để nấu chín thực phẩm nhanh chóng. Sau khi rửa sạch, bạn cần đặt vòng cao su đúng vị trí ban đầu để đảm bảo nồi áp suất hoạt động tốt và an toàn.

Lau thật khô vòng cao su trước khi đặt lại vị trí ban đầu, để vòng cao su vào không bị cong hay gấp khúc. Cuối cùng là vặn chặt nắp nồi để kiểm tra độ khít của vòng cao su.

 Trong trường hợp không may nồi áp suất bị cháy khét thì bạn nên ngâm nồi vơi snuwocs ấm pha xà phòng/bột giặt khoảng 15 phút để cặn thức ăn cháy khét dễ dàng bong ra. Sau đó dùng chải mềm chà sạch vết bám. Trong trường hợp vòng cao su bị hỏng hoặc nứt, bạn cần thay thế vòng cao su mới để đảm bảo an toàn khi sử dụng nồi áp suất.

Cách khử mùi nồi áp suất

Nồi áp suất thường dùng cho ninh xương nấu chín nhanh thực phẩm giàu protein nên chúng càng nhanh bị lên mùi. Mùi hôi của nồi áp suất sẽ khiến cho thức ăn nấu lần sau không ngon, thậm chí còn gây nhiễm bẩn cho món ăn. 

Để khắc phục tình trạng nồi áp suất có mùi hôi thì đầu tiên là cần thường xuyên vệ sinh nồi áp suất sau mỗi lần sử dụng. Làm sạch các bộ phận của nôi, lòng nồi, nắp nồi, van an toàn và vỏ nồi, sẽ giúp cho nồi giữ sạch sẽ hơn. Các cặn thức ăn, dầu mỡ bám vào cần được làm sạch ngay sau mỗi lần dùng. Để khử mùi hôi mạnh hơn, bạn có thể dùng cách nguyên liệu sau trong bếp: 

- Bạn có thể sử dụng giấm trắng để vệ sinh nồi áp suất. Giấm trắng có khả năng khử mùi hôi hiệu quả. Dùng giấm trắng lau rửa sẽ giúp khử mùi hôi tốt hơn

- Bạn cho một thìa baking soda vào nồi áp suất và đun sôi trong khoảng 15 phút để khử mùi hôi.

- Sử dụng nước chanh lau nồi cũng giúp vệ sinh và khử mùi hôi của nồi áp suất. Nước chanh có khả năng khử mùi hôi và làm sáng nồi.

 Những lưu ý khi vệ sinh nồi áp suất để giữ chúng bền lâu

Cần tháo rời các bộ phận: Khi vệ sinh nồi áp suất, bạn cần tháo rời các bộ phận của nồi, bao gồm: lòng nồi, nắp nồi, van áp, van an toàn,... Việc tháo rời các bộ phận giúp bạn vệ sinh sạch sẽ từng bộ phận của nồi, loại bỏ hoàn toàn cặn thức ăn, dầu mỡ,...

Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ: Bạn nên sử dụng chất tẩy rửa nhẹ, không có tính ăn mòn để vệ sinh nồi áp suất. Các chất tẩy rửa mạnh có thể làm hỏng lớp chống dính của lòng nồi, làm giảm tuổi thọ của nồi.

Không sử dụng vật sắc nhọn khi cọ rửa nồi: Bạn không nên sử dụng vật sắc nhọn để vệ sinh nồi áp suất, vì có thể làm xước, hỏng nồi. Bạn nên sử dụng bàn chải mềm hoặc miếng bọt biển để vệ sinh nồi.

Vệ sinh sạch sẽ tất cả các bộ phận: Bạn cần vệ sinh sạch sẽ tất cả các bộ phận của nồi áp suất, bao gồm: lòng nồi, nắp nồi, van áp, van an toàn... Bạn nên chú ý vệ sinh kỹ các bộ phận có khe rãnh, góc cạnh để loại bỏ hoàn toàn cặn thức ăn, dầu mỡ,...

Làm khô hoàn toàn nồi trước khi sử dụng: Sau khi vệ sinh, bạn cần phơi khô hoàn toàn nồi trước khi sử dụng. Nồi áp suất ẩm ướt có thể gây ra các sự cố chập điện, nguy hiểm cho người sử dụng.

Bảo quản nồi áp suất ở nơi khô ráo: Nồi áp suất luôn được cất ở nơi khô ráo, tránh bị nước vào nồi, tránh ánh nắng trực tiếp, nơi ẩm ướt.

Tác giả: An Nhiên