Điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH hội tự nguyện
Căn cứ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì được tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Trước năm 2022, người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi đáp ứng đồng thời cả 2 điều kiện sau:
Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định;
Đủ 20 năm tham gia BHXH;
Kể từ năm 2022, điều kiện để hưởng lương hưu có sự điều chỉnh, cụ thể là:
Nữ đủ 55 tuổi 8 tháng đối với nữ và nam đủ 60 tuổi 6 tháng.
Đã đóng đủ 20 năm BHXH.
Lưu ý:
Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. (quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 9, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ).
Thời điểm hưởng lương hưu trong trường hợp này được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu (theo quy định tại Khoản 2, Điều 6, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015).
Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện
Về nguyên tắc cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng tương tự như cách tính lương hưu khi tham gia BHXH bắt buộc.
Chế độ hưu trí đối với người tham gia BHXH tự nguyện, trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc được quy định tại Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP như sau:
Điều 5. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc
Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc theo Điều 71 Luật BHXH được quy định như sau:
1. Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng BHXH một lần.
2. Điều kiện hưởng lương hưu, người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí từ đủ 20 năm trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản này;
b) Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4, Điều 54 và Điều 55 Luật BHXH;
c) Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc, đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 3, Điều 54 Luật BHXH mà bảo lưu thời gian đã đóng BHXH và tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện thì được hưởng lương hưu khi có yêu cầu.
3. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại Khoản 4 Điều này.
Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên, trừ đối tượng quy định Điểm i, Khoản 1, Điều 2 Luật BHXH và Điểm c, Khoản 2 Điều này thì mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng lương hưu.
4. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 Luật BHXH.
- Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện là tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện đã được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 4 Nghị định này.
5. Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo quy định Điều 75 Luật BHXH, cứ mỗi năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH được quy định tại Khoản 4 Điều này.
6. BHXH một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định này. Mức hưởng BHXH một lần được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại Khoản 4 Điều này”.
Lưu ý: Tỷ lệ lương hưu hằng tháng được tính như sau:
a) Nữ nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
b) Nam nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh như sau:
a) Thu nhập tháng đã đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm bằng thu nhập tháng đã đóng BHXH của từng năm nhân với mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng;
b) Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hằng năm và được xác định bằng công thức sau:
Trong đó:
- t: Là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
- Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).
Do mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hàng năm. Tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng quyết định được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ và mức đóng BHXH tự nguyện có thay đổi (mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn).
Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng) và do không có chi tiết quá trình tiền lương của ông giai đoạn tham gia BHXH bắt buộc (9 năm 8 tháng) nên không thể tính được số tiền lương hưu ông sẽ được nhận. Đề nghị ông Hưng tham khảo các quy định trên đây để hiểu rõ hơn về cách tính chế độ hưu trí đối với người tham gia BHXH tự nguyện, trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc.
Trợ cấp một lần đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện
Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì ngoài lương hưu, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần. Tuy nhiên đối với trường hợp hưởng trợ cấp một lần thường chỉ xảy ra ở người lao động đã có thời gian tham gia BHXH tự nguyện trước thời gian tham gia BHXH bắt buộc.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Trên đây là cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2022 được cập nhật mới nhất. Thông qua thông tin được chia sẻ Bảo hiểm xã hội điện tử eBH hy vọng sẽ giúp người lao động và bạn đọc có thể tính được mức lương hưu hàng tháng dễ dàng.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Dân biển tiết lộ: 4 chỗ phải nhìn để chọn mua được tôm tươi ngon, 10 con chất lượng cả 10
-
Nắm bàn tay lại rồi đếm đường chỉ: Biết ngay vận mệnh cả đời giàu sang hay bần hàn túng thiếu
-
Quét dọn 3 vị trí này mỗi ngày Thần Tài ghé chơi thường xuyên, tài lộc thăng cấp, giàu có nhanh chóng
-
Sạc pin đầy 100% là sai lầm: 10 lỗi phổ biến khi sạc điện thoại làm chai pin, chóng hỏng thiết bị
-
7 mẹo giúp bạn ăn buffet không bao giờ bị lỗ: Điều số 3 nhiều người không biết