Sự tiếp xúc cơ thể cái ôm yêu thương vỗ về của cha mẹ mang lại sức mạnh lớn lao. Nhà ngôn ngữ học Albert Merribin đến từ Mỹ đã thông qua nghiên cứu để nhận thấy có tới 93% việc tương tác giữa con người với nhau dựa vào giao tiếp phi ngôn ngữ. Những cái ôm có sức mạnh diệu kỳ trong đời sống, chúng giúp truyền năng lượng và cảm xúc an ủi, động viên.
Khi còn nhỏ trẻ càng cần được ôm ấp hơn. Nếu bạn sinh con tại bệnh viện và tìm hiểu phương pháp da kề da sau sinh cho bé thì đã hiểu giá trị lớn thế nào của những cái ôm. Khi con lớn hơn những cái ôm vẫn vô cùng quan trọng. Nhưng nhiều cha mẹ lại không biết giá trị của điều này.
Cái ôm giúp trẻ thấy được yêu thương, tình yêu đơn giản. Trẻ nào cũng khao khát được cha mẹ ôm hàng ngày. Khi lớn một mức nhất định trẻ mới dùng ngôn từ thay cho cái ôm, lúc đó cái ôm vẫn rất quan trọng. Khi chúng ta lớn, trải qua một nỗi đau, cái ôm lúc đó giá trị vô cùng, hơn mọi lời nói, hơn mọi thứ động viên khác. Nghiên cứu khoa học cho thấy, ôm không chỉ thúc đẩy sự phát triển tinh thần lành mạnh của trẻ mà còn thúc đẩy sự phát triển thể chất tốt hơn.
Giá trị của nhũng cái ôm:
1. Thúc đẩy phát triển trí não, giúp trẻ trở nên thông minh hơn
Khi được ôm ấp yêu thương cơ thể họ giải phóng hormone endorphin. Endorphin là một loại chất peptide nội sinh được cơ thể sản xuất và có tác dụng giống morphin. Ngoài chức năng giảm đau, các peptide này còn có nhiều chức năng sinh lý khác như điều hòa nhiệt độ cơ thể, chức năng tim mạch và hô hấp. Cha mẹ ôm con giúp con nhận thêm những hormone này tác động não bộ giúp trẻ phát triển thông minh hơn.
2. Trẻ cảm thấy được an toàn và thoải mái
Cái ôm của cha mẹ giống như một sự vỗ về, tạo cảm giác an toàn nhất là khi con khóc, mệt mỏi sợ hãi. Cái ôm giúp trẻ bình tĩnh, giảm stress và cú sốc tâm lý. Khi được cha mẹ ôm thường xuyên, con sẽ thấy an toàn bớt sợ hãi bớt lo lắng, đó là cảm xúc tốt cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Trẻ an toàn thì sẽ vui vẻ lớn lên học hỏi và khám phá thế giới tốt hơn, thông minh hơn.
3. Cải thiện khả năng miễn dịch của trẻ
Ôm trẻ thường xuyên có thể giúp trẻ giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, điều này rất hữu ích trong việc cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi bạn stress bạn mệt mỏi thế nào thì trẻ cũng vậy. Thế nên cần giải tỏa cảm xúc tiêu cực và tăng cảm xúc tích cực thì trẻ sẽ khỏe mạnh hơn. Do đó những cái ôm còn giúp trẻ khỏe mạnh, chống bệnh tật tăng cường thể chất. Ôm ấp có thể làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sinh non là một bằng chứng thuyết phục. Và vì thế các bệnh viện đều thực hiện da tiếp da sau sinh cho bé.
4. Cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Cái ôm là sự kết nối giữa người với người. Giữa cha mẹ và con cái thì cái ôm càng quan trọng. Con cái luôn muốn gần cha mẹ và sẽ thấy tình yêu thương từ những sự tiếp xúc này. Do đó cha mẹ hãy đừng bỏ qua những cái ôm. Khi còn càng nhỏ càng cần cha mẹ ôm ấp vỗ về.
Những thời điểm vàng để ôm con
Hãy ôm con nhiều nhất khi con muốn, khi bạn có thể. Nhưng đây là thời điểm vàng không nên bỏ qua.
1. Sau khi thức dậy vào buổi sáng
Sau thức dậy, cái ôm của cha mẹ có thể khiến con an tâm không khóc. Một cái ôm vào buổi sáng giống như một nút bật nguồn, mang lại cho trẻ một khởi đầu ngày mới vui vẻ và tươi đẹp.
2. Sau khi tan sở về nhà
Trẻ đi mẫu giáo hay phải xa cha mẹ cả ngày sẽ rất nhớ mẹ, lúc về ôm cha mẹ sẽ thật xúc động và gần gũi.Cái ôm xoa dịu nỗi chờ đợi của con cái và giúp cha mẹ thêm vui vẻ.
3. Trước khi đi ngủ
Cái ôm trước khi đi ngủ của cha mẹ sẽ giúp con có giấc ngủ ngon và an toàn hơn. Hãy ôm con thật chặt trước khi con ngủ.
4. Khi nói lời tạm biệt nhau
Khi cha mẹ cần phải đi xa con vài ngày hoặc khi đưa con tới trường, cha mẹ hãy ôm con tạm biệt. Điều này có thể giúp trẻ vượt qua cảm giác bất an, lo lắng do bị chia cắt.
5. Trong những thời điểm đặc biệt
Khi trẻ bồn chồn, khó chịu, ốm đau, bị đối xử tệ hoặc xung đột với những đứa trẻ khác... những cái ôm của mẹ có thể mang lại cho trẻ sự tự tin và cảm giác được an ủi nhất định.
Những cái ôm không mất tiền mua nhưng lại liên quan tới cả tương lai con trẻ và mối quan hệ gia đình về sau. Bỏ qua những cái ôm bạn sẽ thấy nhiều tiếc nuối. Vì thế hãy ôm con và nói cha mẹ yêu con, vỗ về con. Đó là cách đơn giản nhưng vô cùng giá trị tạo cho con tương lai xán lạn hơn nhé.
Tác giả: An Nhiên
-
Khi con kể bị bạn đánh, bạn sẽ phản ứng thế nào?Cách phản ứng của bạn có thể cứu rỗi hoặc hủy hoại con
-
Nấu canh lỡ tay bị mặn: Thả ngay thứ này vào canh trong veo, vừa miệng, ngọt nước
-
Trứng chưng cà chua tưởng dễ mà không phải ai làm cũng ngon, nhớ mẹo này trứng sẽ mềm không tanh, quyện cà chua
-
Khoai sọ đừng chỉ hầm cùng xương hay thịt vịt, nấu cùng nguyên liệu giàu protein để có món canh ngon ngọt bổ dưỡng
-
Mẹ đảm mách cách tự nấu siro ho giúp thanh họng, dễ dàng với nguyên liệu dễ kiếm rẻ tiền đầy chợ