Sáng 22/11, nữ diễn viên Cát Phượng bất ngờ chia sẻ về thông tin sức khỏe của mình đang có chiều hướng đáng lo. Nữ diễn viên đã nhập viện điều trị với nhiều biểu hiện không ổn định.
Trước đó, Cát Phượng cho biết cô bị tiền đình nặng, phải cố gắng nhiều ngày nhưng đến giờ không chịu đựng được nữa. Nữ diễn viên có biểu hiện chân tay lạnh, tay run, đổ mồ hôi lạnh, quay đầu nề, đau bao tử, buồn nôn.
Cát Phượng chia sẻ rằng: "Cát bị rối loạn tiền đình cấp nặng chứ không nhẹ, đi đứng đều không được vì cả thế giới như đè lên đầu mình và cứ thế quay cuồng một cách chậm rãi và nặng nề. Mỗi lần quay là trong người có gì như muốn ói ra hết. Ăn gì cũng muốn ọc ra không nuốt được. Tay chân rụng rời không cầm nắm gì được.
Não của Cát như đông cứng. Tuần hoàn máu ở não không thông. Khi máu không bơm được lên não dẫn đến các dây thần kinh của não bị căng, không ngủ được. Đầu quay cuồng đồng thời hạ canxi. Cho nên rất dễ đột quỵ".
Rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thống thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Bộ phận này có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thể, trong khi cơ thể hoạt động, phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân...
Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn, tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nôi dưỡng não bị tổn thương hoặc do gặp các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não.
Người bị rối loạn tiền đình có thể mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn... Những triệu chứng này xuất hiện đột ngột, lặp đi lặp lại gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống.
Có 2 loại rối loạn tiền đình
- Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên do tổn thương hệ tiền đình ngay tại vùng tai trong. Triệu chứng rõ rệt là chóng mặt, mất thăng bằng nhiều nhưng không nguy hiểm tính mạng. Đa số người bệnh rơi vào nhóm này.
- Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương do các tổn thương tiền đình ở thân não, tiểu não. Nhóm bệnh này ít gặp và triệu chứng không phổ biến nhưng nguy hiểm và khó chữa hơn.
Dấu hiệu rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình ngoại biên có các biểu hiện như sau:
- Chóng mặt có hệ thống: Người bệnh thấy các vật xoay xung quanh mình hoặc ngược lại, thấy rõ nhất khi người bệnh thay đổi tư thể, đặc biệt là lúc đứng lên ngồi xuống đột ngột hoặc khi mới ngủ dậy.
- Cơ thể mất thăng bằng, choáng váng, đầu óc quay cuồng, cơ thể loạng choạng, không thể tự đứng vững.
- Các rối loạn thị giác như hoa mắt, chóng mặt, mất phương hướng; nhãn cầu rung giật.
- Ù tai. Khi gặp biểu hiện này, người bệnh cần đi khám sớm để được điều trị tích cực. Để lâu có thể dẫn đến di chứng giảm thính lực hoặc điếc...
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Mất ngủ, mệt mỏi, thiếu tập trung.
- Hạ huyết áp.
Rối loạn tiền đình trung ương có các triệu chứng như sau:
- Chóng mặt nhưng không dữ dội, có cảm giác bồng bềnh như ở trên sóng.
- Ù tai, nghe kém; rung giật nhãn cầu nhiều hướng, có cả rung giật nhãn cầu dọc.
- Dáng đi như người say rượu, không thể đi theo đường thẳng.
- Mất phối hợp động tác giữa các bộ phận: Người bệnh không thể làm chính xác các động tác phức tạp như lật xấp bàn tay, ngón tay chỉ mũi...
Ngoài ra, người bệnh có thể bị thay đổi giọng nói khi phát âm một số âm như âm "ô".
Tác giả: Thanh Huyền
-
4 dấu hiệu quan trọng cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim sắp đến: Người trẻ ngồi nhiều, hay thức khuya cần cẩn thận
-
Nghiên cứu chỉ ra 3 loại vắc xin Covid-19 giảm hiệu quả bảo vệ 'đáng kể' sau 6 tháng
-
7 dấu hiệu chứng tỏ gan tích tụ nhiều độc tố: Nhiều người chủ quan để lâu bệnh chuyển nặng, cứu không kịp
-
Từ 70kg xuống 50kg, cô gái Hàn chia sẻ bí quyết: Không khiêng khem kham khổ, người vẫn thanh mảnh
-
Tuổi 45 là "cột mốc trường thọ": Học 4 bí quyết của người Nhật để kéo dài thêm 15-17 năm tuổi thọ