Đối xử tôn trọng với con
Có nhiều cha mẹ thích dùng vai trò người lớn để ra lệnh hoặc hạn chế hành vi của con. Họ áp đặt và cho rằng mình luôn đúng. Mỗi khi con cái nêu ý kiến thì bị quy chụp là trả treo rồi dùng những từ ngữ tiêu cực xúc phạm con cái. Nếu như họ bị đuối lý trong khi tranh luận với con họ sẽ dùng đòn roi để trấn áp. Nếu con cái sai họ bắt con phải xin lỗi nhưng khi bản thân sai thì một câu xin lỗi cũng không có.
Tất nhiên, cha mẹ có nhiều kinh nghiệm hơn so với con cái nhưng như thế không có nghĩa là trẻ không có tiếng nói và ý kiến của trẻ không cần thiết phải lắng nghe.
Cha mẹ cần tôn trọng con cái bằng cách cư xử đúng mực, không xâm phạm đến quyền riêng tư của trẻ, luôn sát sao bên cạnh con từ trong suy nghĩ, cảm xúc, sức khỏe và hỗ trợ con để con có thể đưa ra những lựa chọn sáng suốt nhất. Trẻ được cha mẹ tôn trọng sẽ ý thức hơn về hành động, cách sống của bản thân để có thể dần hoàn thiện mình và phát triển tốt hơn trong tương lai.
Thiết lập quy tắc sớm
Có câu: “Tự do với các quy tắc là linh hoạt, tự do không có quy tắc là càn rỡ”. Tình yêu đích thực đối với trẻ không phải là sự buông lỏng mà là sự kiềm chế.
Có nhiều bậc cha mẹ cho rằng con cái lớn lên sẽ tự nhiên hiểu ra một số lý lẽ mà không biết rằng nếu không được hướng dẫn đúng cách, uốn nắn hành vi thì trẻ sẽ phạm sai lầm. Vậy nên, cha mẹ nên sớm đặt ra những quy tắc cho con và hướng dẫn con trong cuộc sống hàng ngày.
Nhà tâm lý học người Mỹ William James từng nói: “Gieo hành động gặt thói quen; gieo thói quen gặt tính cách; gieo tính cách gặt số phận”. Nhưng để hình thành thói quen tốt không phải trong ngày một ngày hai.
Chính vì vậy mà trong giai đoạn mầm non, cha mẹ cần chú trọng đến các thói quen của trẻ như nếp sống, làm việc và phép tắc xã giao. Chỉ những đứa trẻ phát triển những hành vi tốt từ khi còn nhỏ mới có thể mang lại lợi ích cho chúng trong suốt cuộc đời.
Đối với trẻ từ 0-6 tuổi, tiến sĩ Montessori gợi ý ba nguyên tắc cơ bản là: Không làm tổn thương bản thân, không làm phiền người khác và không phá hủy môi trường. Bên cạnh đó còn có một số quy tắc khác:
- Không được phép có các hành vi và lời nói thô tục.
- Không được lấy đồ của người khác.
- Lấy đồ ở đâu cất lại đúng vị trí.
- Với đồ chơi công cộng, ai lấy trước thì dùng trước, ai đến sau thì phải đợi.
- Đừng làm phiền người khác.
- Biết xin lỗi khi làm sai, có quyền yêu cầu người khác xin lỗi.
Lời nói luôn đi kèm với hành động
Trong quá trình giáo dục con cái, nhiều cha mẹ không biết kiềm chế hành vi của bản thân chẳng hạn không cho con xem tivi nhưng bản thân thì “ôm” điện thoại, tivi cả ngày; không làm chủ được cảm xúc với con, cư xử thô lỗi với người xung quanh nhưng yêu cầu con phải văn mình, lễ độ trước mặt người khác.
Chính kiểu hành vi không nhất quán này hình thành trong mắt con cái suy nghĩ tương phản. Trẻ cảm thấy rằng việc cha mẹ nói gì cũng không quan trọng, mọi lời yêu cầu, ra lệnh sẽ chỉ khiến con làm theo trong ấm ức. Giáo dục con cái vì thế sẽ trở nên vô hiệu.
Không có gì thuyết phục bằng những hành động, việc làm của chính chúng ta. Chỉ khi ta làm gương cho con, ta mới mong con làm đúng, sống đẹp.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Cha mẹ mắc 3 sai lầm này, khó tránh con thấp lùn, chậm phát triển chiều cao
-
Người cha có tính cách này, con cái trở nên ưu tú, tương lai tươi sáng
-
3 triệu chứng ở trẻ sơ sinh cha mẹ tưởng là ốm, chuyên gia khuyên đừng vội lo lắng
-
Trước năm 12 tuổi đừng cho con tham gia 3 môn thể thao này kẻo tổn thương khó cứu vãn
-
4 phương pháp giúp trẻ tự giác làm bài tập, biết dậy sớm, ngủ đúng giờ cha mẹ nên áp dụng