Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái, đồng thời cũng là người có ảnh hưởng lớn nhất đến những đứa trẻ. Một đứa trẻ có trở thành một công dân tốt và sở hữu trí tuệ phát triển hay không cần phụ thuộc vào nhiếu yếu tố. Trong đó, điều quan trọng nhất là sự giáo dục từ gia đình.
Nhà triết học Rousseau từng nói: "Ba phương pháp giáo dục vô dụng nhất trên đời là: lý trí, mất bình tĩnh và kiểm soát". Vì vậy, nếu thực sự yêu con, các bậc phụ huynh nhất định phải chấp nhận và dạy con bằng những phương pháp thích hợp nhất.
1. Không to tiếng quát mắng, nổi giận với con
Việc to tiếng và nổi giận với con hầu như bắt gặp ở mọi gia đình. rất hiếm có gia đình nào choa mẹ hoặc người thân không quát mắng con trẻ.
Trong suốt quá trình nuôi dạy trẻ, mỗi giai đoạn trẻ phát triển đều làm cho mẹ cho những mệt mỏi, mất kiên nhẫn và mất bình tĩnh với con cái, dễ nổi cơn thịnh nộ và quát mắng trẻ.
Nhưng các bậc cha mẹ hãy kiềm chế hết mức có thể. Đồi với một đứa trẻ nếu thường xuyện bị cha mẹ quát mắng, nổi giận trẻ dễ bị rơi vào tình hoảng sợ, ám ảnh và mất tự tin. Sau này trẻ cũng dễ nổi nóng và nóng nảy. Trẻ sẽ học những điều này và tạo thành một vòng luẩn quẩn không có lối thoát.
Nếu phụ huynh có thể cùng con hình thành trước một số quy tắc kiềm chế cảm xúc của bản thân thì sẽ giúp giảm bớt gánh nặng và giúp trẻ làm chủ được chính mình. Điều này giúp EQ của trẻ nhỏ phát triển theo chiều hướng tích cực hơn.
2. Không chiều chuộng, bao bọc con quá mức
Trong mắt các bậc cha mẹ, con cái luôn là những đứa trẻ cho dù chúng bao nhiêu tuổi. Vì vậy họ luôn lo lắng về việc con mình sẽ bị bắt nạt hoặc gặp khó khăn khi ở bên ngoài.
Ngày nay, nhiều người kêu ca rằng, trẻ con được chiều chuồng quá mức, đầy đủ quá mức nên đâm ra lười biếng, hư, không chịu làm gì...
Cha mẹ quá bảo vệ con cái và làm thay mọi việc, đáp ứng mọi nhu cầu của đứa khiến cho chúng lơn lên nhưng không thể trưởng thành được.
Bên cạnh đó, trẻ sẽ thiếu khả năng tự lập. Khi bước ra ngoài xã hội, những đứa trẻ này sẽ rất khó khăn khi phải đối mặt với cuộc sống. Nếu cha me thực sự hiểu và yêu con thì nên để trẻ tự tìm tòi, thử thách và trưởng thành.
3. Không kiểm soát con quá mức
Cha mẹ luôn muốn những tốt nhất cho con mình. Điều này không có gì sai, nhưng những thứ tốt nhất mà cha mẹ tưởng lại chưa chắc đã tốt.
Ví như cha mẹ muốn con an toàn nên ngày ngày kè kè, kiểm soát con từng li từng tí, mọi hành động bước đi của con đều không thể qua mắt mẹ. Trong học tập và cuộc sống cũng vậy, con làm gì cha cũng cũng để mắt và can thiệt, kiểm soát mọi lúc mọi nơi. Xã hội giờ không thiếu những bậc cha mẹ như thế này.
Cha mẹ không để cho con có không gian được tự do suy nghĩ, được làm những gì chúng muốn, được phát triển tự nhiên... Một số cha mẹ thích quan tâm đến mọi việc từ sở thích đến những mối quan hệ bạn bè của con cái. Họ luôn muốn mình phải là người kiểm soát tất cả mọi thứ thuộc về con.
Tuy nhiên, khi sống trong môi trường như vậy, những đứa trẻ sẽ dễ trở nên thụ động, không có chính kiến của bản thân.
Không thể phủ nhận, đứng từ góc độ của cha mẹ, bất cứ ai cũng muốn con mình thành đạt và không mắc phải sai làm.
Nhưng những biện pháp tiêu cực của cha mẹ như cấm đoán, ép buộc sẽ khiến con trở nên dè dặt, run sợ, mất khả năng tư duy độc lập và sống tự lập.
Tác giả: Dương Ngọc
-
5 cách dạy con "kinh điển" của nhiều mẹ Việt
-
Người xưa nuôi dạy con: “Ngọc không mài không quý, người cao quý ắt phải tôi luyện”
-
Bố "đơn thân" nuôi dạy 60 đứa con thành tài - Bí quyết ở "12 chữa vàng" này
-
10 quy tắc cha mẹ nhất định phải dạy con từ sớm nếu không muốn con thành "phế phẩm"
-
4 sai lầm của cha mẹ trong việc giáo dục con, khiến IQ con ngày càng thấp, khó trưởng thành