Trẻ không được hiểu quy tắc sẽ bị đào thải
Quy tắc ứng xử trong giao tiếp biểu thị cho phẩm chất, sự hiểu biết, trải nghiệm, tính cách một người. Nhưng quy tắc không phải tự dưng có mà phải do dạy dỗ và tự học. Nhiều đứa trẻ không dễ gì tự học tự rút kinh nghiệm nên cha mẹ cần dạy dỗ,
Nếu phạm vào quy tắc là gây khó chịu cho người xung quanh. Bởi thế trẻ nhỏ cần biết quy tắc để bảo vệ mình và không xâm phạm người khác.
Khi trẻ không biết quy tắc sẽ bị cho là hư. Khi lớn lên không biết quy tắc sẽ bị xã hội đào thải, xa lánh.
Người không có phép tắc giống như cây cỏ mọc dại sẽ bị nhổ bỏ. Trong đời sống, cha mẹ có thể bao dung khi con sai, khi con không có phép tắc nhưng xã hội thì không. Xã hội sẽ đào thải những người không có phép tắc. Do đó đừng bao che khi con sai, hãy dạy con những quy tắc cơ bản để đối nhân xử thế và để không ảnh hưởng tới người khác.
Nhiều người để con phát triển tự do nhưng hãy nhớ không phải mọi sự tự do đều tốt. Tự do của ta nhưng xâm hại tự do của người khác thì sẽ không còn là tự do nữa.
Những quy tắc cần dạy cho con từ nhỏ
Những đứa trẻ ngoan, hiểu chuyện, biết phép tắc sẽ có vị trí trong xã hội
Nếu cha mẹ không dạy con những điều này thì xã hội sẽ dạy. Mà xã hội dạy thì đoi khi sẽ đơn đau.
Do đó đừng quên dạy con các quy tắc sau:
1. Khi con nhìn thấy người lớn tuổi, con phải biết chủ động chào hỏi người lớn.Cha mẹ cũng nên thực hành điều đó để con làm theo.
2. Khi nhận thứ gì đó từ người lớn tuổi, phải biết nhận bằng 2 tay, tuyệt đôi không dùng 1 tay.
3. Khi ăn chung mâm với mọi người, con cần nhớ đợi đến khi người lớn tuổi cầm đũa trước rồi mới bắt đầu. Con cần chú ý mời chào mọi người và chú ý quan sát mọi người không cắm mặt vào ăn.
4. Con không được lãng phí thức ăn, không ném đồ ăn lung. Con cần biết trân trọng công sức của người lao động, như vậy mới hình thành thói quen tốt.
5. con hãy nhớ ăn bằng miệng, không ăn bằng tay, hãy đưa thức ăn vào miệng, chứ không phải dùng miệng để tìm thức ăn. Điều đó có nghĩa là dùng tay bưng bát, tay kia cầm đũa, chứ không đặt bát ở bàn rồi cúi miệng vào bát
6. Khi con ngôi ăn không được rung chân, nhún vai. Khi con ăn cùng người khác con không chăm chăm gắp món mình thích, phải để ý phần người khác.
7. Khi con đi ra ngoài, con không gây ồn ào trong đám đông, để không ảnh hưởng đến người khác.
8. Con hãy tự làm những việc trong khả năng tuổi của mình như tự ăn và mặc quần áo, tự thu dọn đồ chơi... Cha mẹ nên nhớ rằng nNhững việc nhỏ này nhưng lại có thể nuôi dưỡng ý chí của trẻ, lòng tự trọng, sự tự tin và tự chịu trách nhiệm.
9. Con làm sai thì con phải xin lỗi. Xin lỗi không phải là điều đáng xấu hổ mà thể hiện tinh thần trách nhiệm.
10. Con không được lấy đồ của người khác khi chưa được phép, con muốn mượn thì phải hỏi ý kiến chủ nhân và khi dùng xong thì phải biết trả về đúng vị trí. Khi con nhận gì của ai thì con phải biết cám ơn.
10 nguyên tắc cơ bản trên giúp trẻ em trở nên dễ thương và tôn trọng người khác. Những em bé lễ phép, hiểu phép tắc sẽ thường được người khác đánh giá cao và nền tảng giáo dục gia đình được khen ngợi.
Những quy tắc này còn dạy trẻ trở nên tự tin, độc lập và có tự trọng.Chính điều đó sẽ là vật hộ thân để con bạn tung bay khắp nơi mà không sợ bị đào thải. Người ta có câu thái độ hơn trình độ, biết quy tắc này trẻ sẽ có thái độ tốt hơn trong giao tiếp ứng xử. Và đó chính là chìa khóa thành công đầu tiên mở ra cánh cửa đầu đời.